Nhiều ngành dịch vụ trong nước cũng được hưởng lợi khi có cơ hội phát triển sản phẩm dịch vụ nhắm đến nhu cầu cuộc sống của công động người Hàn Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Việt Nam - điểm đến của nhà đầu tư Hàn Quốc
Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) vừa thực hiện một cuộc khảo sát các doanh nghiệp nước nước này. Theo đó, nửa đầu tháng 5-2019, có đến 1/3 doanh nghiệp tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn được kết nối đầu tư đến Việt Nam.
Không phải đến bây giờ mà nhiều năm qua, các doanh nghiệp của Hàn Quốc cũng đã xem Việt Nam là thị trường chiến lược. Theo Cục đầu tư nước ngoài, luỹ kế đến 20-08-2019, Hàn Quốc đứng đầu danh sách 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI nhiều nhất với tổng vốn đầu tư lên đến 64,8 triệu USD.
Hàn Quốc đứng đầu 10 quốc gia, lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam (Theo Cục đầu tư nước ngoài)
Sự có mặt của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam. Tổng doanh thu 2018 của Samsung – một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc có giá trị tương đương 28% GDP 2018 của Việt Nam. Hàng loạt tập đoàn khác như Huyndai, LG, CJ, Kumho, Lotte… chọn Việt Nam là "cứ điểm" trong các hoạt động kinh doanh đã đóng góp vào sự phát triển của các lĩnh vực thiết bị điện tử, bất động sản, phân phối, giải trí, nông nghiệp, thực phẩm…
Các tập đoàn Hàn Quốc không ngừng mở rộng kinh doanh kéo theo một lượng lớn nhân sự là các chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân đến Việt Nam sinh sống và làm việc. Theo số liệu từ Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, đến cuối năm 2018 có khoảng 150.000 người Hàn đang sinh sống tại Việt Nam với 80% tập trung tại TP.HCM và 20% tại các tỉnh thành khác như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bắc Ninh… Ngoài ảnh hưởng tích cực ở khía cạnh kinh tế, sự tham gia và đóng góp ở lĩnh vực thể thao và văn hóa như ông Park Hang Seo HLV trưởng của đội tuyển bóng đá nam quốc gia, ca sĩ Hari Won góp phần kéo gần nền văn hóa hai quốc gia Việt –Hàn.
Làn sóng người Hàn Quốc đến Việt Nam sinh sống và làm việc dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm sắp tới sẽ mở ra cơ hội kinh doanh, cung cấp sản phẩm dịch vụ đặc thù cho khách hàng là người Hàn Quốc, đặc biệt là lĩnh vực tài chính.
Nở rộ dịch vụ kinh doanh cho khách hàng người Hàn
Là trưởng ban chiến lược của chi nhánh một Công ty phân bón Hàn Quốc tại Việt Nam, anh Kim Kyung Soon (Quận 7, TP.HCM) đến TP.HCM cách đây 3 năm và đã quen với nếp sống mới. Sau giờ làm việc, anh thường ghé sân Tennis gần nhà chơi thể thao, anh cũng là khách thường xuyên của một nhà hàng món Hàn tại Quận 7.
Nhiều người bạn của anh Kim cũng đã quá quen thuộc với con đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phạm Văn Nghị (khu Sky Graden), khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP.HCM) khi nơi đây tập trung nhiều nhà hàng, siêu thị, cửa hiệu, dịch vụ… dành cho người Hàn. Anh Kim chia sẻ nhiều người Hàn như anh sau khi đến Việt Nam đã "định cư" luôn ở đây vì "cơ hội phát triển nghề nghiệp, thu nhập tốt, người Việt Nam dễ chịu, các nhu cầu về cuộc sống, giải trí, văn hoá… đều được đáp ứng".
Theo Đại sứ quán Hàn Quốc, đến cuối năm 2018 có khoảng 150.000 người Hàn Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam - Ảnh: shutter stock
Không chỉ những ngành dịch vụ giải trí, ăn uống, nghỉ dưỡng… mà các lĩnh vực khá đặc thù như dịch vụ tài chính ngân hàng cũng được hưởng lợi từ các vị khách Hàn Quốc.
Có mặt tại phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng (Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB), thời điểm 14h30 ngày 21-11-2019, có đến 12 người Hàn đang đến giao dịch.
Ông Nguyễn Ngọc Hân - Giám đốc PGD Phú Mỹ Hưng cho biết: "Mỗi ngày chúng tôi tiếp đón khoảng 200 khách hàng người Hàn, chủ yếu là chuyển tiền và hợp đồng tiền gửi. Họ đóng góp lớn vào doanh thu mỗi năm của phòng giao dịch".
Nắm bắt cơ hội kinh doanh từ các vị khách đến từ xứ Kim Chi, OCB đã chú trọng phát triển các dịch vụ dành cho người Hàn. Tại các phòng giao dịch có nhiều khách hàng người Hàn Quốc đều có nhân sự giao tiếp tiếng Hàn hỗ trợ. Gần đây, tháng 10-2019, nhà băng này vừa ra mắt ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI phiên bản tiếng Hàn, bên cạnh bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán hoá đơn các loại hoá đơn điện, nước, internet; quản lý tài khoản tra cứu thông tin hay địa điểm giao dịch… ngay trên ứng dụng. Ngay khi ra mắt, OCB OMNI bản tiếng Hàn được người dùng đánh giá cao về giao diện thân thiện, tốc độ mượt mà, dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu giao dịch tài chính online của người Hàn.
"Đến phòng giao dịch thì có nhân viên nói tiếng Hàn hỗ trợ, sử dụng online thì có ứng dụng tiếng Hàn siêu tiện lợi" – chị Park Ji Hon (TP.HCM), một khách hàng giao dịch tại OCB chia sẻ.
OCB OMNI được đánh giá là ngân hàng số thân thiện với người Hàn Quốc (Ảnh: Trung tâm Ngân hàng số
Ông Nguyễn Thiện Tâm – Giám đốc chiến lược Ngân hàng công nghệ số của OCB cho biết: "Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu giao dịch tài chính online cho người Việt, chúng tôi đặc biệt quan tâm nghiên cứu phát triển những sản phẩm và tiện ích hấp dẫn dành cho khách hàng nước ngoài, đặc biệt là nhóm khách hàng Hàn Quốc, hỗ trợ họ hoà nhập nhanh nhất với cuộc sống tại Việt Nam".
OCB là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu có những sản phẩm dịch vụ "thân thiện" và "ưu ái" khách hàng người Hàn.
Đây cũng là lý do người Hàn Quốc luôn cảm thấy được "chăm sóc" như ở quê nhà. Cùng với sự tương đồng về văn hoá, sự mến khách của người Việt và cơ hội bứt phá thu nhập, Việt Nam chắn chắn vẫn sẽ thu hút người Hàn Quốc đến đầu tư và sinh sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận