11/12/2004 15:48 GMT+7

Người đưa hơn 1.000 lá thư ngày

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Đến với nghề năm 18 tuổi, từ đó đến nay Nguyễn Văn Hồng Minh vẫn giữ nguyên sự hăm hở và háo hức như những ngày đầu. Từ bé, hình ảnh chú đưa thư đã in đậm trong ký ức anh như một "ông thần" đem đến sự may mắn cho người.

WmdwQWvM.jpgPhóng to
Anh Nguyễn Văn Hồng Minh trong công việc hàng ngày
Đến với nghề năm 18 tuổi, từ đó đến nay Nguyễn Văn Hồng Minh vẫn giữ nguyên sự hăm hở và háo hức như những ngày đầu. Từ bé, hình ảnh chú đưa thư đã in đậm trong ký ức anh như một "ông thần" đem đến sự may mắn cho người.

Là nghiệp cả đời

Thời đất nước vừa giải phóng, nhiều người thân mất liên lạc với nhau nhiều năm đến lúc nhận được một lá thư là cả ngày đó nhà họ vui như hội. Anh thấy việc làm đó thật là ý nghĩa và anh quyết lớn lên sẽ theo nghề này. Bởi thế, sau khi học xong chương trình trung học, không ai ngạc nhiên khi thấy anh khoác lên người cái balô to đùng và "bộ cánh" của người đưa thư.

Công việc của người đưa thư làm không kể nắng mưa, miễn sao lá thư đó phải đến tay người nhận trong thời gian nhanh nhất. Địa bàn nào chưa biết thì phải đi trước dọ đường mấy ngày, "quần cho nát như tương". "Khổ nhất là những quận mới phát triển, địa bàn đã rộng lớn mà số nhà cứ nhảy cóc nhảy nhái lung tung hoặc không số. Lắm lúc, đưa hết rồi mà còn có một lá thư cũng phải ráng tìm kiếm đến tối mịt có khi mấy ngày sau nữa mới tìm ra địa chỉ. Khi đó, cầm ly nước của chủ nhà mời uống tới đâu mát ruột gan tới đó" - anh cười cười cho biết.

Hiện mỗi ngày anh phải đưa hơn 1.000 lá thư nên sáng phải đi làm từ 6g30 đến 20g mới xong. Vào mùa cao điểm, gần tết như hiện nay, thư nhiều mỗi ngày phải đưa đến hơn cả 2.000 lá. Anh phải dậy sớm hơn và về nhà muộn hơn. Thế nhưng không phải ai cũng biết, cũng hiểu mà thông cảm cho công việc. Anh tâm sự: "Nhiều lúc thật buồn khi thấy thái độ của một số ít người. Mình vì nhiệm vụ đem tới mà thấy họ cư xử thiếu văn hoá như thế thật không biết nói sao luôn".

Theo anh Minh, điều lo sợ nhất của những người trong nghề là bệnh nghề nghiệp. Vì tính chất công việc suốt ngày chạy ngoài đường, gió mưa, nắng gắt, bụi mịt mù nên người đưa thư rất dễ bị viêm xoang, lao phổi. Gần như các bậc cha chú mà anh biết, khi về hưu đều mắc bệnh. Ấy thế nhưng, điều lo sợ của các anh không phải là sợ mắc những căn bệnh này mà chỉ sợ mình không còn được theo tiếp nghề khi bị bệnh. "Nghề này đối với tôi gần như đã là máu, là hơi thở trong cuộc sống, là nghiệp cả đời của tôi. Nếu không được làm nữa, tôi thật sự không biết mình sẽ ra sao", anh Minh chạnh lòng.

Vẫn vui và háo hức với nghề

Phút chạnh lòng đó chỉ thoáng qua trong ít giây rồi anh Minh lại trở lại với gương mặt tươi vui ban đầu. Anh cười xua tay: "Nghề nào lại chẳng có cái cực của riêng nó, cái quan trọng là mình được sống và làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc rồi".

Rồi anh lại tiếp tục hăm hở kể cho tôi nghe những niềm vui hàng ngày và "phần thưởng" mà nghề nghiệp ban tặng cho anh. Đây là địa chỉ của những "khách hàng ruột" của anh, trong đó có một ông Tây. Anh kể: "Thái độ của họ rất trân trọng mình. Lần nào đến đưa thư tôi cũng đều nhận được lời cám ơn rồi chờ tôi phóng xe đi thì họ mới quay vào nhà". Còn đây là địa chỉ nhà bác Bảy, dì Năm, chú Ba… những địa chỉ thân quen trên 10 năm. Anh luôn được mời vào nhà nghỉ mệt. Những lúc không phải vội lắm, anh cũng vào uống tách trà, ăn cái bánh và cà kê dăm ba câu chuyện.

Làm nghề đưa thư, đi nhiều, tiếp xúc với từng gia đình, anh gần như biết rõ từng nhà. Nhà này có cậu con trai đang du học. Nhà nọ có cô con gái lấy chồng xa. Nhà kia có ông bạn chí thân tận bên trời Mỹ mà lần đầu họ bắt liên lạc được với nhau qua bức thư anh đưa tới, ông cụ ôm chầm lấy anh rưng rưng. Nhiều lúc anh còn được đọc thư cùng với chủ nhà. Anh gắn bó với họ như người nhà, xem như cha chú mình. "Vinh hạnh nhất là các bác, các dì đều xem mình như khách quý. Có dì còn nằng nặc bảo tôi mùng một tết phải đến xông đất, không là họ giận" - khuôn mặt anh rạng rỡ khi kể về những điều này.

Với lương khoảng 1,4 triệu đồng/tháng, anh Minh vẫn vui vẻ cho rằng mình sống đủ nếu biết tằn tiện, không rượu chè, không thuốc lá. Anh vừa được thành phố tuyên dương là người giỏi nghề và được lên chức tổ phó tổ vận chuyển bưu chính Trung tâm khai thác vận chuyển Bưu điện trung tâm Gia Định. Anh đang có kế hoạch thu xếp đi học thêm trung cấp bưu điện rồi học lên đại học. Quyết tâm của anh là học cao lên nữa để có thể làm tốt hơn công việc của mình.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp