10/06/2024 14:37 GMT+7

Người dân trực tiếp bầu chủ tịch thành phố: Việc cần hướng tới

Xung quanh đề xuất Quốc hội nghiên cứu thí điểm để người dân trực tiếp bầu lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, có nhiều ý kiến của bạn đọc góp thêm vấn đề này.

Các đại biểu HĐND TP.HCM tham gia bỏ phiếu bầu - Ảnh: HỮU HẠNH

Các đại biểu HĐND TP.HCM tham gia bỏ phiếu bầu - Ảnh: HỮU HẠNH

Tại phiên thảo luận ngày 7-6, đại biểu Vũ Trọng Kim (Nam Định) tiếp tục đề xuất Quốc hội nghiên cứu thí điểm để người dân Đà Nẵng trực tiếp bầu chủ tịch UBND TP bằng lá phiếu của họ.

Trước đó, từ năm 2000, vấn đề người dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn cũng được đặt ra khi bàn đến mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Song do một số nguyên nhân, yếu tố nên đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Không chỉ ông Vũ Trọng Kim đề xuất, một số chuyên gia cho rằng với trình độ dân trí hiện nay và để tiến thêm một bước thực hiện dân chủ ở cơ sở thì việc người dân trực tiếp bầu chủ tịch là đáng nghiên cứu, xem xét.

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online cũng có ý kiến xung quanh vấn đề này.

Đề xuất rất hay

Tiến tới việc người đứng đầu chính quyền địa phương do dân bầu trực tiếp, nhiều bạn đọc ủng hộ và cho rằng điều này đòi hỏi tính trách nhiệm của người được dân tin tưởng bầu cử.

Bạn đọc Bùi An Tuấn cho rằng đây là một đề xuất rất hay nếu được thực hiện.

"Nếu chúng ta mở rộng quyền cho dân bầu lãnh đạo trực tiếp là quá tuyệt vời" - bạn đọc tài khoản Pham Van Binh thêm vào.

Cho rằng việc bầu cử trực tiếp lãnh đạo sẽ mang lại nhiều lợi ích, bạn đọc Trần Qlam đề xuất: Đó là việc cần hướng tới.

Bạn đọc tài khoản toan****@gmail.com hy vọng: Việc bầu trực tiếp lãnh đạo như vậy sẽ mời được người tài.

Cần có tranh cử

Bên cạnh việc ủng hộ chủ trương dân bầu trực tiếp lãnh đạo, một số bạn đọc cũng đề nghị bản thân người ứng cử phải xứng đáng với dân, bằng những chương trình, hành động cụ thể.

Về ý này, bạn đọc Phan Khang viết: "Dân bầu trực tiếp lãnh đạo thì quá tốt. Nhưng để người dân bầu vào vị trí chức vụ đứng đầu tỉnh/thành, theo tôi thì cần có hình thức tranh cử".

Cũng theo ý kiến bạn đọc Phan Khang: "Thông qua tranh cử để người dân được biết tâm tư nguyện vọng của người được bầu có rõ ràng, kiên quyết và phù hợp với ý nguyện của dân hay không!".

Theo bạn đọc này, trong khoảng thời gian 2-3 năm, nếu lời cam kết thực hiện không đúng thì phải xem lại.

Mở rộng thêm vấn đề, bạn đọc Thôn Trần bổ sung: "Trước khi người dân bỏ phiếu bầu cử, cũng rất cần được nghe chương trình hành động cụ thể của các ứng viên. Có như vậy người dân mới tin tưởng lựa chọn người xứng đáng để bỏ phiếu".

Bổ sung thêm trách nhiệm người được bầu, bạn đọc Hop nêu ý kiến: "Tôi hoàn toàn đồng ý. Người ứng cử, đề cử cần đưa ra chương trình hành động, thuyết phục người dân ủng hộ cho mình".

Góp thêm, bạn đọc Nguyễn Hà gợi ý, để lựa chọn nhân sự cần công bằng, minh bạch, đủ đức, đủ tài, thì người ứng cử phải có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của nhiệm kỳ và công khai cho dân biết để lựa chọn bầu.

Để đạt hiệu quả cao trong việc người dân trực tiếp bầu lãnh đạo, bạn đọc Công Luận đưa ra ý kiến: "Vị trí cấp thành phố quá lớn để thí điểm, trường hợp thí điểm sai sót thì sẽ ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, cần thí điểm ở cấp phường, xã để tránh rủi ro".

Bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa XBỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X

TTO - Tại phiên làm việc sáng nay 13-12, các đại biểu đã thông qua đề án nhân sự và bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X (nhiệm kỳ 2012-2017).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp