03/04/2025 14:59 GMT+7

Người dân Sóc Trăng 'kêu trời' vì nước sinh hoạt chảy yếu

Lãnh đạo Công ty cổ phần Cấp nước Sóc Trăng cam kết đến cuối tháng 4 này sẽ giải quyết được tình trạng nước sinh hoạt chảy yếu bằng việc đầu tư, cải tạo mới nhiều nhà máy.

Người dân Sóc Trăng 'kêu trời' vì nước sinh hoạt chảy yếu - Ảnh 1.

Nhà máy nước trên đường Nguyễn Chí Thanh đang được đầu tư hệ thống xử lý mới - Ảnh: KHẮC TÂM

Ngày 3-4, chị Kiều Thu (phường 5, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) - phàn nàn về tình trạng nước sinh hoạt bị yếu, ảnh hưởng đến cuộc sống.

"Có hôm, tôi mở vòi nước, hứng cả buổi không đủ rửa rau, làm cá. Không chỉ vậy, nhiều lúc nước còn bị dơ, có màu vàng khè. Nhà tôi cấp 4, nhưng nước cũng không đủ mạnh đẩy lên máy giặt. Tôi kêu thợ đến kiểm tra, làm vệ sinh lòi ra một đống cặn dơ", chị Thu than phiền.

Tương tự, ông Trường (phường 3, TP Sóc Trăng) - cho biết tình trạng nước sinh hoạt bị yếu kéo dài nhiều tháng nay, kêu ca, phản ánh riết rồi cũng chán, không cải thiện được gì nhiều. "Có hôm đi làm về, đợi cả buổi, hứng từng ca mới đủ nước tắm. Tôi đề nghị đơn vị cung cấp nước sớm giải quyết dứt điểm này tình trạng này", ông Trường đề xuất.

Ông Đặng Văn Ngọ - tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Sóc Trăng - thông tin thời gian qua do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn nên cạn nguồn nước tại các giếng. Không chỉ xâm nhập sâu cả tầng nước ngầm, chất lượng nguồn nước tại các giếng cũng ngày một xấu hơn, làm cho khâu xử lý tốn kém và phức tạp.

Theo ông Ngọ, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty đang khẩn trương nâng công suất, đầu tư hệ thống xử lý mới và cải tạo hệ thống xử lý các nhà máy Nguyễn Chí Thanh, Sung Đinh và Mỹ Xuyên 3. Dự kiến cuối tháng 4 này sẽ xong, khi đó giải quyết cơ bản tình trạng nước yếu như hiện nay.

Ông Ngọ cho biết thêm, công ty đang tích cực phối hợp các sở ngành liên quan và chính quyền các địa phương đầu tư nhiều công trình mới. Cụ thể đang phối với TP Sóc Trăng điều chỉnh quy hoạch khu 5E để xây nhà máy nước mặt và nước ngầm, trong đó nhà máy nước ngầm công suất gần 3.000m3/ngày/đêm và nhà máy nước mặt công suất 40.000m3/ngày/đêm.

Ngoài ra, công ty đang đề nghị cấp phép đổi nguồn nước mới từ nước ngầm sang nước mặt, công suất 20.000m3/ngày/đêm và đầu tư tuyến ống đấu nối cấp cho TP Sóc Trăng.

Riêng nhà máy nước đường Nguyễn Chí Thanh, ông Ngọ cho hay công ty đang đầu tư, từng bước chuyển nước ngầm sang nước mặt, công suất 25.000m3/ngày/đêm và sắp tới sẽ ngưng sử dụng mước mặt tại nhà máy khu công nghiệp An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành).

"Đối với nhà máy nước ngầm khu công nghiệp An Nghiệp, chúng tôi đang xin phép Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp phép khoan thêm một giếng công suất 2.400m3/ngày/đêm, nâng công suất lên 12.000m3/ngày/đêm phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Nhà máy Sung Đinh và một số nhà máy còn lại, chúng tôi đang tập trung đầu tư cải tạo hệ thống xử lý mới, đáp ứng chất lượng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân", ông Ngọ thông tin.

Người dân Sóc Trăng kêu trời vì nước sinh hoạt chảy yếu - Ảnh 2.Gần 74.000 hộ dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sinh hoạt do xâm nhập mặn

Hạn hán và xâm nhập mặn năm 2023-2024 tại Đồng bằng sông Cửu Long đã làm 1.189ha lúa giảm năng suất, 43ha lúa mất trắng và gần 74.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp