22/01/2021 20:06 GMT+7

Người dân Sa Pa làm đơn xin xác nhận 'đào cổ' tự trồng để không nhầm lẫn đào rừng

CHÍ TUỆ - VŨ TUẤN
CHÍ TUỆ - VŨ TUẤN

TTO - Dù tỉnh Lào Cai không có đào rừng và không dán tem cho đào trồng nhưng các thương lái ở Hải Phòng, Hà Nội vẫn yêu cầu có giấy xác nhận đào nhà trồng để thuận lợi cho việc vận chuyển, buôn bán.

Người dân Sa Pa làm đơn xin xác nhận đào cổ tự trồng để không nhầm lẫn đào rừng - Ảnh 1.

Một cành đào có tuổi đời khoảng 10 năm được một thương lái ở Hải Phòng mua của người dân ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ngày 22-1 tại Lào Cai, dọc quốc lộ 4D, đoạn từ thành phố Lào Cai đi thị xã Sa Pa xuất hiện nhiều điểm bán đào cổ, rêu mốc xù xì.

Theo anh Lò Diếu Sài (xã Trung Trải, thị xã Sa Pa), khoảng 3-4 ngày nay người dân bắt đầu cắt đào trồng tại nhà mang ra bán.

"Đào chúng tôi tự trồng từ nhỏ đến khi lớn mất 5-10 năm, khi đó cành đào sẽ có rêu, mốc nên nhiều người lầm tưởng đó là đào rừng. Dù chính quyền không dán tem cho đào nhưng người mua nếu cần chứng nhận đào nhà trồng thì chúng tôi sẽ xin giấy để mọi người mang về chơi tết" - anh Sài nói.

Tại đây, nhiều 'tay buôn' ở Hải Phòng, Hà Nội... bắt đầu săn lùng những cành đào cổ, rêu mốc để mang về phục vụ người dân dịp tết.

Anh Trần Hữu Viển (Hải Phòng) cho biết do cành đào có đặc điểm mốc, xù xì rất giống đào trên rừng, nên khi mua của người dân trồng anh đề nghị người dân làm giấy xác nhận của chính quyền địa phương để thuận lợi cho việc vận chuyển, buôn bán.

Ông Đỗ Văn Duy, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, cho biết tỉnh sẽ không truy xuất nguồn gốc cây đào.

"Chúng tôi đã kiểm chứng rất kỹ, Lào Cai chỉ có đào trồng ở vườn nhà. Bản thân cây đào cũng không phân bố ở rừng. Do đó không cần truy xuất, dán tem truy xuất nguồn gốc vì sẽ liên quan đến các thủ tục hồ sơ phức tạp" - ông Duy nói.

Người dân Sa Pa làm đơn xin xác nhận đào cổ tự trồng để không nhầm lẫn đào rừng - Ảnh 2.

Khoảng 4 ngày trở lại đây, người dân ở thị xã Sa Pa bắt đầu chặt đào cành do nhà trồng mang ra đường bán

Người dân Sa Pa làm đơn xin xác nhận đào cổ tự trồng để không nhầm lẫn đào rừng - Ảnh 3.

Má A Tha (26 tuổi, ở P.Hàm Rồng, thị xã Sa Pa) chở những cành đào nhà trồng mang đi bán

Người dân Sa Pa làm đơn xin xác nhận đào cổ tự trồng để không nhầm lẫn đào rừng - Ảnh 4.

Cây đào trồng lâu năm trong điều kiện khí hậu và thời tiết ẩm ướt khiến thân cây rêu mốc, xù xì

Người dân Sa Pa làm đơn xin xác nhận đào cổ tự trồng để không nhầm lẫn đào rừng - Ảnh 5.

Anh Giàng A Dơ (ở phường Hàm Rồng) viết đơn xin UBND phường xác nhận để bán 20 cành đào cho anh Đỗ Văn Thắng ở Hải Phòng

Sơn La nhận 100.000 mã quét QR truy xuất nguồn gốc đào tết

Ngày 22-1, ông Hà Mạnh Hùng, phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Sơn La, cho biết tỉnh đã nhận 100.000 tem mã vạch truy xuất nguồn gốc từ Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia.

Tuy nhiên, dịp tết này ước tính phát khoảng 10.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các hộ dân đã đăng ký, toàn bộ số tem trong giai đoạn này sẽ được cấp phát miễn phí.

Sau khi được kích hoạt và dán tem lên cây đào, người mua có thể quét mã QR Code để truy xuất thông tin cây đào, địa chỉ, hộ trồng, năm trồng, thời gian thu hoạch, thông tin của người vận chuyển nếu có nhu cầu.

z2292578098569_1a25f70412ad004b8dbc8267af307563

Sau khi quét mã QR code, màn hình sẽ hiển thị thông tin về nguồn gốc cây đào - Ảnh: T. LONG

"Việc truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm và hướng đến mắt xích để xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa, trong đó có hàng hóa nông sản, đặc biệt là hướng đến hội nhập quốc tế, rào cản phi thuế quan của các nước nhập khẩu hàng hóa của nước ta" - ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc dán tem mã vạch truy xuất nguồn gốc đào trồng nằm trong kế hoạch thực hiện quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hàng hóa.

Sơn La đã lựa chọn cây đào để truy xuất nguồn gốc trong dịp Tết Nguyên đán này nhằm tổng kết, đánh giá để triển khai trên các sản phẩm khác. Đây không phải là thủ tục hành chính và không bắt buộc dán tem truy xuất nguồn gốc để tiêu thụ cây đào trồng.

"Tem truy xuất nguồn gốc chỉ để xác định nguồn gốc xuất xứ cũng như xác minh sản phẩm hàng hóa được sản xuất, được thu hoạch, được trồng ở địa điểm nào, không phải là cái để phân biệt đào rừng và đào nhà" - ông Hùng nói.

Hiện Sở Khoa học - công nghệ tỉnh Sơn La đang gấp rút nhập dữ liệu thông tin các hộ trồng đào đã đăng ký vào hệ thống truy xuất quốc gia, kích hoạt mã vạch để có thể phát cho các hộ trong thời gian sớm nhất.

Không được gây khó, phát sinh thủ tục khi tìm phương án bảo vệ đào rừng Không được gây khó, phát sinh thủ tục khi tìm phương án bảo vệ đào rừng

TTO - Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo nghiêm cấm chặt phá, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng trái pháp luật đào, mai rừng tự nhiên và yêu cầu các bộ, địa phương nghiên cứu kỹ phương án truy xuất nguồn gốc cây đào, cây mai.

CHÍ TUỆ - VŨ TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp