27/01/2022 16:20 GMT+7

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy

LÂM THIÊN
LÂM THIÊN

TTO - Những ngày qua, đông đảo người dân và du khách đến quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn (Bình Định) để chiêm ngưỡng, chụp ảnh kỷ niệm với gia đình nhà hổ - biểu tượng linh vật năm Nhâm Dần 2022.

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy - Ảnh 1.

Các em nhỏ thích thú chụp hình với gia đình nhà hổ - biểu tượng linh vật năm Nhâm Dần 2022 - tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn - Ảnh: LÂM THIÊN

Ngày 27-1, ông Tạ Xuân Chánh, giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Định, cho biết biểu tượng linh vật năm Nhâm Dần 2022 đặt tại quảng trường Nguyễn Tất Thành là gia đình hổ sum vầy với 8 con hổ. Trong đó, gồm hổ bố và hổ mẹ (có chiều cao 3 - 3,5m), 6 hổ con (mỗi con cao gần 1,5m) được tạo hình sinh động, sum vầy bên nhau trên nền danh thắng quần thể tháp Bánh Ít.

Có mặt tại quảng trường Nguyễn Tất Thành cùng các con của mình, chị Nguyễn Thị Ngọc Nhung (sống tại TP Quy Nhơn) cho biết: "Tôi và các con rất thích biểu tượng linh vật gia đình hổ năm nay. Hổ bố và hổ mẹ rất có khí khái, mạnh mẽ. Trong khi đó, bầy hổ con vô cùng dễ thương, đáng yêu".

Ông Tạ Xuân Chánh chia sẻ: "Đây là một công trình văn hóa nghệ thuật nhằm tạo không khí vui tươi đón Tết cổ truyền dân tộc, tạo điểm nhấn về du lịch phục vụ người dân và du khách".

Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, năm nay Bình Định mong ước đón một cái Tết phấn khởi, sung túc, đầm ấm. "Tôi mong dịch bệnh sớm qua đi để năm sau người dân được ấm no hơn, hạnh phúc hơn, phát triển kinh tế - xã hội được tốt hơn", ông Thanh nói.

Biểu tượng linh vật năm Nhâm Dần 2022 được trưng bày từ 25-1 đến ngày 9-2 (nhằm ngày 23 tháng chạp năm Tân Sửu đến hết mùng 9 tháng giêng năm Nhâm Dần).

Ngoài ra, tại khu vực này còn có triển lãm hơn 80 bức ảnh về quê hương, đất nước, con người Bình Định do Hội Văn học và nghệ thuật Bình Định tổ chức.

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy - Ảnh 2.

Hổ bố và hổ mẹ trông rất mạnh mẽ, khí khái

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy - Ảnh 3.

Một người mẹ chụp hình 2 con với các biểu tượng tháp Bánh ít và hoa cỏ

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy - Ảnh 4.

Những chú hổ con đáng yêu quanh quẩn chơi đùa bên hổ bố và hổ mẹ

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy - Ảnh 5.

Một chú hổ con đáng yêu đang dõi theo hổ bố

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy - Ảnh 6.

Người dân thưởng lãm các biểu tượng được đặt tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn

Người dân Quy Nhơn thích thú ngắm gia đình nhà hổ sum vầy - Ảnh 7.

Đông đảo người dân chụp ảnh lưu niệm, tham quan ngắm nhìn gia đình nhà hổ

Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt? Hổ biến hóa ra sao trong hơn 2.000 năm mỹ thuật Việt?

TTO - Có lúc tạo hình hổ trong mỹ thuật Việt thể hiện sự khỏe khoắn, uy dũng hoặc đáng sợ, nhưng có những giai đoạn con hổ được tạo hình hiền lành, gần gũi tựa một con thú nuôi trong nhà, gây ngạc nhiên cho người xem.

LÂM THIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp