07/03/2014 11:10 GMT+7

Người dân bao vây nhà máy ximăng

NGUYÊN LINH
NGUYÊN LINH

TTO - Sáng nay 7-3, hàng trăm người dân phường Hương Văn (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) vẫn còn bao vây cổng nhà máy ximăng của Công ty hữu hạn ximăng Luks Việt Nam.

VGYou7lt.jpgPhóng to

Đến sáng 7-3, người dân vẫn còn bao vây nhà máy ximăng - Ảnh: Nguyên Linh

hMdiC6VV.jpgPhóng to

Công ty ximăng Luck Việt Nam đối thoại với người dân - Ảnh: Nguyên Linh

wob8163W.jpgPhóng to

Trong khi buổi đối thoại đang diễn ra, người dân vẫn đứng vây trước cổng nhà máy - Ảnh: Nguyên Linh

Người dân cho rằng công ty này chậm xử lý ô nhiễm môi trường, đền bù thiệt hại và sa thải công nhân không có lý do chính đáng. Sự việc diễn ra từ 13g ngày 6-3 kéo dài đến sáng nay 7-3. Bà Nguyễn Thị Hiền (trú tổ 6, phường Hương Văn), một người dân trong vùng bị ô nhiễm, cho biết bức xúc vì nhà máy hứa sẽ xử lý ô nhiễm nhưng không thực hiện, chậm hỗ trợ tái định cư và không bồi thường thiệt hại hoa màu cho bà.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Văn Hy - chủ tịch UBND phường Hương Văn - cho biết người dân đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm, đền bù thiệt hại và hỗ trợ tái định cư, tuy nhiên phía công ty không hồi đáp nên đã bức xúc bao vây, khóa cổng nhà máy để phản đối.

Lãnh đạo thị xã Hương Trà đã đến hiện trường vận động người dân mở cổng nhà máy, đồng thời đứng ra tổ chức buổi đối thoại giữa người dân và ban giám đốc công ty. Tuy nhiên, người dân đã phản đối bỏ ra ngoài, không chấp nhận đối thoại vì phía Công ty Luks đưa họ vào một phòng họp đóng kín cửa, không cho báo chí vào.

Đến 10g sáng nay, phía công ty đã chấp nhận cuộc đối thoại có chứng kiến của báo chí, lãnh đạo thị xã Hương Trà và đại diện Sở Tài nguyên - môi trường, người dân mới chấp nhận đối thoại.

Công ty hữu hạn ximăng Luck Việt Nam do Tập đoàn Luks Industrial Limited (Hong Kong) đầu tư 100% vốn.

Tại buổi đối thoại người dân bức xúc phản ánh tình trạng ô nhiễm kéo dài không được khắc phục, trong khi đó nhà máy hứa sẽ di dời tái định cư và hỗ trợ thiệt hại về hoa màu cho người dân nhưng không thực hiện.

Eibzc7mA.jpg
Người dân bức xúc trình bày việc chậm được hỗ trợ di dời tái định cư, trong khi họ phải đối mặt với bệnh tật khi phải sống trong vùng ô nhiễm nặng - Ảnh: Nguyên Linh

Bà Nguyễn Thị Hương (trú tổ 6, phường Hương Văn, thị xã Hương Trà) nói: “Hằng ngày chúng tôi phải sống trong điều kiện ô nhiễm, khói bụi và tiếng ồn, đối diện với bệnh tật, nhà máy nhiều lần hứa sẽ sớm tái định cư cho người dân nhưng không thực hiện”.

Bà Trần Thị Vân đặt câu hỏi: "Đại diện nhà máy và chính quyền phường đã về đo đạc, áp giá đền bù cho gia đình tôi để di dời nhưng tại sao đã bốn năm nay vẫn không thực hiện. Khi hỏi lãnh đạo phường thì họ nói nhà máy không có tiền để bồi thường di dời?".

Nhiều người dân đã yêu cầu phía nhà máy đền bù thiệt hại hoa màu và hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế. Một số hộ dân nằm ngoài phạm vi di dời đợt 1 (nằm cách nhà máy hơn 50m) đề nghị được hỗ trợ để di dời vì tiếng ồn và khói bụi chịu không nổi.

xpjjHvEe.jpg
Ông Trần Thanh Bình, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế đề nghị nhà máy xem xét giải quyết các yêu cầu, kiến nghị chính đáng của người dân-Ảnh: Nguyên Linh

Có mặt tại buổi đối thoại, ông Trần Thanh Bình, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế đề nghị nhà máy và chính quyền địa phương phải xem xét giải quyết các yêu cầu, kiến nghị chính đáng của người dân. Ông Bình hứa lãnh đạo tỉnh sẽ sớm làm việc với nhà máy để giải quyết sớm nhưng yêu cầu cấp bách của người dân. Đồng thời khuyên người dân không nên hội họp đông người, khiếu nại tập thể.

Bà Nguyễn Thị Hương, phó chủ tịch thị xã Hương Trà, cũng yêu cầu phía lãnh đạo nhà máy chú trọng khắc phục tình trạng ô nhiễm. Về đề nghị hỗ trợ hoa màu bị thiệt hại, bà Hương nói từng hộ dân phải có đơn gửi lên, tuy nhiên người dân nói họ đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại lên phường nhưng phường trả đơn lại.

tIq9GJfQ.jpg
Ông Lục Phong, tổng giám đốc Công ty hữu hạn ximăng Luks Việt Nam, làm việc với báo chí trưa 7-3 - Ảnh: Nguyên Linh

Tại buổi đối thoại, ông Lục Phong, tổng giám đốc Công ty TNHH ximăng Luks Việt Nam, nói công ty đã có kế hoạch và kinh phí để đền bù di dời người dân bị ảnh hưởng ô nhiễm, chứ không phải không có tiền như cán bộ phường trả lời dân. Số tiền hỗ trợ khoảng 15 tỉ đồng cho hơn 30 hộ dân tái định cư.

Về việc sa thải nhiều công nhân, ông Lục Phong lý giải do phân xưởng bao bì làm ăn không hiệu quả, sản phẩm không bán được nên phải đóng cửa phân xưởng, do đó hơn 80 công nhân phải nghỉ việc. Ông Phong hứa sẽ tập trung hạn chế ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, đồng thời hoàn thành di dời cho người dân vào tháng 7-2014.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một đại diện Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế nói việc nhà máy xi măng nằm giữa khu dân cư đông đúc là bất hợp lý, bởi việc giải quyết ô nhiễm môi trường khó mà khắc phục triệt để. Không chỉ người dân trong phạm vi cách nhà máy 50m phải di dời khẩn cấp mà khoảng cách 200m cũng phải di dời vì khói bụi, bệnh tật.

Đến trưa 7-3, sau khi các bên ký vào biên bản thỏa thuận của buổi đối thoại, người dân mới trở về nhà, nhà máy mới hoạt động trở lại bình thường.

NGUYÊN LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp