26/07/2022 17:32 GMT+7

Người dân An Giang thu nhập thấp hơn bình quân cả nước do làm lúa?

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Chiều 26-7, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội thảo khoa học 'Giải pháp phát huy vai trò của thị trường và doanh nghiệp trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030'. Hội thảo thu hút 50 chuyên gia, nhà khoa học.

Người dân An Giang thu nhập thấp hơn bình quân cả nước do làm lúa? - Ảnh 1.

Các đại biểu cho rằng người nông dân làm lúa không giàu. Minh chứng là nông dân An Giang có thu nhập trung bình hơn 34 triệu đồng/năm, thấp hơn mặt bằng chung cả nước - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết sau khi có đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020", ngành nông nghiệp An Giang đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số mục tiêu đề ra nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong đó, hai khó khăn chủ đạo mà ngành nông nghiệp An Giang đang đối mặt là thu nhập người dân nông thôn thấp hơn trung bình cả nước (34,7/41,75 triệu đồng/năm). 

Đặc biệt là nông dân trồng lúa chỉ đạt mức thu nhập dưới 25 triệu đồng/năm (số liệu thống kê năm 2020) và điệp khúc "được mùa, rớt giá" hầu như năm nào cũng lặp lại trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, kể cả một số loại nông sản mới từ quá trình tái cơ cấu hay chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.

"Trong bối cảnh hiện nay, hai mặt hàng được xem là chủ lực của tỉnh là trái cây và rau màu chỉ xuất sang các nước lân cận qua đường tiểu ngạch. Trong khi, toàn tỉnh chỉ có 1 doanh nghiệp (Công ty Antesco) hoạt động trong lĩnh vực chế biến rau quả. Đây là vấn đề cần quan tâm mổ xẻ và tìm ra giải pháp khắc phục", ông Thư nói.

Người dân An Giang thu nhập thấp hơn bình quân cả nước do làm lúa? - Ảnh 2.

GS.TS Võ Tòng Xuân phát biểu tại hội thảo khoa học - Ảnh: BỬU ĐẤU

Tham luận tại hội thảo, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng An Giang là tỉnh đi đầu trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp từ rất sớm, thậm chí trước cả nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển toàn diện vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, An Giang vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có.

"Người nông dân làm lúa ngày càng tăng liên tục về sản lượng nhưng người trồng lúa rõ ràng là chưa giàu. Hiện nay An Giang chọn hướng tái cơ cấu nông nghiệp 3 nhóm: lúa, thủy sản và trái cây là hướng đi đúng. Thời gian qua, An Giang chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế, mà phải nhận ngân sách từ trung ương", GS.TS Võ Tòng Xuân nói.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tái cơ cấu nông nghiệp: 'Dân phải được dùng sản phẩm ngon nhất'

TTO - "Người dân trong nước phải được sử dụng các sản phẩm ngon nhất, chất lượng nhất", phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói về mục tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp.

BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp