25/10/2023 11:24 GMT+7

Người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả heo châu Phi được hỗ trợ thế nào?

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương áp dụng cơ chế nghị định 02/2017 của Chính phủ để hỗ trợ người dân bị thiệt hại kinh tế do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục, cho đến khi có nghị định mới.

Tiêu hủy heo mắc bệnh dịch tả heo châu Phi - Ảnh: B. MINH

Tiêu hủy heo mắc bệnh dịch tả heo châu Phi - Ảnh: B. MINH

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh thành phố về việc hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019 bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện và bùng phát tại Việt Nam. Riêng năm 2019 cả nước có trên 8.500 ổ dịch, tổng số heo phải tiêu hủy gần 6 triệu con, gây thiệt hại trên 13.200 tỉ đồng. Năm 2020, phải tiêu hủy gần 90.000 con.

Năm 2021, dịch bệnh tiếp tục xảy ra và phải tiêu hủy gần 300.000 con, năm 2022 khoảng 60.000 con, từ đầu năm 2023 đến nay khoảng 15.000 con.

Thủ tướng đã ban hành chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi trong các năm 2019, 2020.

Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi nên người chăn nuôi chưa nhận được hỗ trợ.

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều văn bản báo cáo Thủ tướng xem xét ban hành cơ chế hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do hai bệnh dịch nói trên, và hỗ trợ người tham gia triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.

Trước đề nghị này, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, địa phương thực hiện việc hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục theo đúng quy định tại nghị định 02/2017 của Chính phủ cho đến khi nghị định mới về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện phải bảo đảm đúng quy định, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, trục lợi chính sách.

Theo quy định tại nghị định 02/2017, hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy, với mức hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với heo, 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò...

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 25-10, một lãnh đạo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết nghị định 02/2017 đã quy định rất rõ trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ, nên các địa phương chỉ cần thực hiện đúng theo quy định tại nghị định 02/2017 để hỗ trợ người chăn nuôi.

Về việc xây dựng nghị định mới về cơ chế hỗ trợ, phòng, chống dịch bệnh động vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đang tổ chức xây dựng dự thảo và sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành đúng tiến độ vào quý 4-2024, có thể trình vào đầu năm 2024.

Vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi dự kiến tháng 8 ra thị trường, từ 34.000 - 36.000 đồng/liềuVắc xin phòng dịch tả heo châu Phi dự kiến tháng 8 ra thị trường, từ 34.000 - 36.000 đồng/liều

TTO - Việt Nam đã chính thức sản xuất được vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp