Viêm khớp gối do sụn khớp bị tổn thương, gây ra đau nhức và khó chịu vào mỗi sáng sớm.
Đau khớp gối uống thuốc gì?
Đau khớp gối là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối (từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch). Triệu chứng thường xuất hiện sau vận động mạnh, khi thay đổi thời tiết hoặc vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Dùng thuốc Tây y để điều trị đau khớp gối là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, điển hình như thuốc Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID), thuốc chống thấp khớp (DMARDs).
Nhóm thuốc giảm đau Paracetamol rất phổ biến, tương đối lành tính, có tác dụng chữa đau nhẹ và vừa, nhưng không có tác dụng đối với tình trạng viêm và sưng. Đối với người trưởng thành và không mắc bệnh gan thận, uống 1-2 viên cách mỗi 4-6 giờ, không sử dụng quá 4g (tương đương 8 viên/ngày) vì khả năng gây ngộ độc của thuốc.
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có công dụng chống viêm và giảm đau tốt bằng cách ức chế hoạt động của chất trung gian gây ra phản ứng viêm. Các thuốc NSAID được chia thành 2 loại không cần kê đơn và có kê đơn. Nguyên tắc sử dụng thuốc NSAID là dùng thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể.
Nhóm thuốc chống thấp khớp (DMARDs) có tác dụng làm chậm tiến trình thoái hóa khớp, cải thiện triệu chứng đau và ngăn ngừa biến chứng. Những bệnh nhân viêm khớp gối hoặc thoái hóa khớp gối chủ yếu được điều trị bằng thuốc DMARDs và thuốc sinh học DMARDs.
Ngoài ra còn có một số bài thuốc y học cổ truyền hỗ trợ chữa viêm đau và thoái hóa khớp gối. Mỗi bài thuốc sử dụng loại thảo dược riêng biệt, giúp trị bệnh hiệu quả nếu được sử dụng đúng đối tượng, đúng bệnh.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau khớp gối hoặc các thuốc bổ trợ khớp gối mà không có chỉ định của bác sĩ. Hãy sử dụng thuốc theo toa và tuân theo liều dùng được quy định. Nếu sử dụng thuốc liều cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, độc tính trên gan, bệnh lý tim mạch…
Ngoài ra, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào khác đang dùng, vì chúng có thể gây tương tác bất lợi với thuốc chữa đau khớp gối.
Với người cao tuổi đau khớp gối uống thuốc gì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng bừa bãi.
Thuốc y học cổ truyền cũng có thể dẫn đến ngộ độc vì một vài lý do: cơ địa bệnh nhân bị dị ứng, dùng quá liều, dược liệu không bảo đảm vì chứa nhiều hóa chất có hại. Để ngăn ngừa những tai biến này, người bệnh đau khớp gối cần phải tuân thủ triệt để hướng dẫn của thầy thuốc, đồng thời không tự ý chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc, tránh gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Để chấm dứt cơn đau và nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh nên phối hợp phác đồ điều trị đa phương thức như: tăng cường nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung dưỡng chất tốt cho khớp (như Glucosamine, Chondroitin Sulfate), áp dụng phương pháp nhiệt trị liệu (chườm nóng/lạnh) tại nhà.
Phòng khám ACC (thành viên Tập đoàn FV) kết hợp phương pháp trị liệu thần kinh cột sống - Chiropractic và vật lý trị liệu, chữa đau đầu gối hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
Nếu sai lệch ở cấu trúc cột sống gây áp lực lên khớp gối, bác sĩ nước ngoài với chuyên môn giỏi sẽ nắn chỉnh nhẹ nhàng các khớp xương nhằm điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển, cơn đau khớp giảm dần rồi chấm dứt hẳn.
Bác sĩ phòng khám ACC kiểm tra và nắn chỉnh khớp gối bằng phương pháp Chiropractic.
Đồng thời để tăng thời gian hồi phục, bác sĩ còn áp dụng các phương pháp khác như: vật lý trị liệu - phục hồi chức năng với các bài tập được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, kết hợp nhiều trang thiết bị hiện đại như tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave.
ACC là nơi tập trung đội ngũ bác sĩ và các chuyên viên giỏi, luôn hết lòng vì sức khỏe bệnh nhân.
Phòng khám ACC - chuyên khoa Chiropractic, thành viên Tập đoàn FV
Được thành lập từ năm 2006, ACC là một trong những phòng khám trị liệu thần kinh cột sống đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
● 99 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM.
● Tel: (028) 3939 3930
Đến nay, ACC hiện có 4 chi nhánh trên cả nước, gồm TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Bạn có thể tìm hiểu thêm về ACC tại https://acc.vn/
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận