18/01/2018 11:07 GMT+7

“Ngon” và “lành” cho bệnh nhân tăng huyết áp vui khỏe ngày xuân

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Để người có bệnh tăng huyết áp ăn Tết an toàn, việc lựa chọn thưc phẩm phù hợp và vừa đủ để các món ăn, thức uống không chỉ “ngon” mà còn “lành”.

“Ngon” và “lành” cho bệnh nhân tăng huyết áp vui khỏe ngày xuân - Ảnh 1.

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Ảnh minh họa. Nguồn: www.newhealthguide.org

Những ngày Tết đang đến gần. Tết là dịp để mọi người ăn ngon hơn những ngày bình thường. Ngoài "nhánh mai vàng", "câu đối đỏ", mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên; nhà nào cũng đều chuẩn bị đầy đủ "bánh chưng xanh", "thịt mỡ, dưa hành", bánh mứt, kẹo, rượu bia, nước ngọt… để ngày xuân gặp nhau cùng thưởng thức. Khi thì bánh chưng, dưa món hay thịt kho trứng vịt, giò lụa, lạp xưởng, dưa hấu, kẹo, mứt… Tết ở Miền Nam thường là dịp nắng nóng uống nhiều ly nước ngọt hay bia lạnh giải khát lại càng làm giàu thêm năng lượng được nạp vào.

Để người có bệnh tăng huyết áp ăn Tết an toàn, việc lựa chọn thưc phẩm phù hợp và vừa đủ để các món ăn, thức uống không chỉ "ngon" mà còn "lành", có lợi cho sức khỏe. Do đó, việc lựa chọn thức ăn ngày Tết phù hợp để hạn chế tăng huyết áp là điều cần quan tâm.

Bên cạnh một chế độ ăn lạt, kiêng muối (dưới 6gr/ngày) bệnh nhân tăng huyết áp cũng cần cân đối các nhóm thực phẩm bao gồm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, khoáng chất, chất xơ, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày và trong những ngày Tết.

- Bánh chưng, bánh tét: Rất giàu năng lượng (250Kcal/100g) có đủ các nhóm chất dinh dưỡng: đạm, béo, tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ. Bánh chưng, bánh tét thường ăn kèm với dưa hành, củ kiệu hay dưa món. Các món dưa có chứa nhiều chất xơ giúp ăn ngon miệng. Tuy nhiên, trong những món này tỷ lệ muối khá cao nên không phù hợp cho người bệnh tăng huyết áp. 

Ngày Tết thường ăn nhiều bánh chưng, bánh tét, các món ăn kèm theo như dưa muối nên thay thế bằng các loại củ ngâm chua ngọt như: kiệu ngâm chua, cà rốt, củ cải ngâm chua, ngó sen ngâm chua… Ngoài ra, nên bánh chưng, bánh tét (khoảng 100gr/ ngày) vào bữa ăn sáng hoặc trưa là những bữa ăn cần năng lượng trong ngày.

- Các món ăn chiên xào: Thịt heo, gà chiên, cá chiên, lạp xưởng chiên… chứa nhiều dầu mỡ. Khuyến cáo không nên dùng quá 20g/ngày (khoảng 4 muỗng cà phê dầu ăn/ngày) vì làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch gây nhiều biến chứng tim mạch, nên chế biến bằng các hình thức luộc, hấp, nướng… hạn chế ăn thịt, nên ăn cá 2- 4 lần/tuần.

- Các món thịt nguội, giò chả: Nhóm thực phẩm chế biến sẵn cung cấp nhiều chất đạm, chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn chứa tỷ lệ muối cao vì muối vừa là chất điều vị, vừa là chất bảo quản chưa kể đến để tạo ra độ dai, giòn cho món ăn, nhiều cơ sở chế biến còn cho cả hàn the rất hại cho cơ thể. Bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế, nếu sử dụng không quá 100gr/ngày.

- Thịt kho trứng vịt: Để dự phòng luôn có thức ăn sẵn không phải nấu nướng nhưng thành phần chất béo từ mỡ động vật rất cao, lại được kho đi kho lại nhiều lần làm cho nồi thịt vừa béo, mặn, vừa giàu đạm làm tăng thêm sự ngán ngấy của món ăn. 

Bệnh nhân tăng huyết áp không nên dùng món này mà có thể thay thế bằng thịt nạc heo phối hợp với nấm đông cô vẫn có thể bảo quản từng hộp nhỏ cho mỗi bữa ăn trong ngăn mát tủ lạnh, hay các món ăn chế biến từ cá, đậu hũ…

- Bánh, kẹo, mứt: Cung cấp năng lượng, nhưng rất ít chất xơ, không chứa vitamin và khoáng chất không nên dùng nhiều vì dễ làm tăng cân, tạo cảm giác nặng nề khó chịu, nên dùng nhiều các loại trái cây tùy theo sở thích và theo mùa như: dưa hấu, quýt, cam, mãng cầu, bưởi, thanh long… khi đãi khách hay trong các bữa ăn hàng ngày.

- Các loại hạt: Hạt dưa, hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương, hạt "dẻ cười": đây là thức ăn vặt mang hương vị ngày xuân nhưng chứa nhiều chất béo, chất đạm nên tạo cảm giác "no ngang", để tạo sự ngon miệng người ta thường ngâm tẩm trong muối và đường hóa học. Bệnh nhân tăng huyết áp cần hạn chế các món ăn này.

- Các loại đồ uống: Thường trong những ngày Tết đa số trong các bữa ăn và đãi khách không thể thiếu bia, rượu và nước ngọt… Về phương diện dinh dưỡng các thức uống trên đều là chất kích thích có hại cho người bệnh tăng huyết áp. Độ cồn trong rượu càng cao, tác dụng độc càng mạnh, uống rượu thường xuyên gây tổn hại dạ dày, gan, đặc biệt trên hệ thần kinh. Có thể uống rượu vang đỏ 100 - 200ml/ngày, 1- 2 lon bia/ngày, nước ngọt không dùng trên 01 lon/ngày. Ngày xuân nên uống và đãi khách những chén trà xanh, trà bông cúc, trà thanh nhiệt vừa làm mát cơ thể vừa hỗ trợ tiêu hóa.

- Rau xanh, trái cây: Nên ăn nhiều rau xanh đa dạng các loại như: cải ngọt, xà lách xoong, bông cải, cà chua, dưa leo, bầu, bí…, trái cây như: cam, quýt, bưởi, thơm… các loại rau xanh và trái cây ngày tết khá phong phú, mang lại nhiều dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin rất tốt và là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.

Ngày tết ai cũng muốn vui vẻ, những câu chúc lời hay ý đẹp, món ngon vật lạ để làm vừa lòng nhau với mong ước một năm mới được no đủ, sung túc. Tuy nhiên, những mối nguy hại đằng sau những bữa tiệc là khôn lường người bệnh cao huyết áp cần cẩn trọng cân bằng từ chế độ ăn uống, tập luyện đến nghỉ ngơi… để những ngày xuân và bước sang năm mới tràn đầy sức khoẻ và hạnh phúc.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp