Ông Sergey Lavrov - Ngoại trưởng Nga tố Mỹ cố tình "chia rẽ" Syria - Ảnh: REUTERS
Theo đài Al Jazeera của Qatar, cuộc gặp của các vị ngoại trưởng vào hôm 28-4 ở Matxcơva về tình hình Syrian sau 7 năm chiến tranh - cuộc chiến làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng và có ý nghĩa chuẩn bị cho vòng đối thoại Astana lần thứ 9 vào tháng tới ở Kazakhstan với nội dung tập trung và các vấn đề chính trị và nhân đạo ở Syria.
Ba nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kì được cho là các quốc gia bảo đảm cho các cuộc đối thoại giữa lực lượng nổi dậy Syria và chính phủ. Theo họ, thủ tục Astana, nhằm chấm dứt bạo lực ở Syria là cách duy nhất để giảm căng thẳng và thống nhất Syria phải được duy trì là nhà nước có chủ quyền và toàn vẹn.
Từ trái sang: Ngoại trưởng ba nước Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kì tại Moscow - Ảnh: REUTERS
Tuyên bố của Mỹ về việc Syria hỗ trợ khủng bố "chỉ là lời nói, mà, biểu hiện của nó, là nhằm che giấu kế hoạch định hình lại Trung Đông và chia rẽ Syria" ông Lavrov nói và khẳng định Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kì sẽ cùng nhau đảm bảo điều này không xảy ra.
"Trong khi chúng ta xây dựng các phương án cho hòa bình, vài người đồng nghiệp của chúng ta lại cố gắng hủy hoại kết quả của nỗ lực mang tính xây dựng của chúng ta, thậm chí không tuân theo luật pháp quốc tế như trong cuộc tấn công mới đây của Mỹ, Anh và Pháp chống lại Syria", Lavrov tố cáo.
Vụ tấn cống diễn ra hôm 14-4, nhắm vào những cơ sở bị nghi là chứa vũ khí hóa học, một tuần sau khi xuất hiện video clip tố cáo quân chính phủ Syria đã thực hiện vụ tấn công bằng hóa học ở Douma, ngoại ô Damascus, vùng đất từng thuộc sự quản lý của lực lượng nổi dậy chống chính phủ. Ông Lavrov khẳng định cuộc tấn công đã "làm xấu thêm nghiêm trọng tình hình".
Cảnh hoang tàn tại Douma ngày 23-4 - Ảnh: REUTERS
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kì Mevlut Cavusoglu nhấn mạnh cần làm việc với Liên hiệp quốc để đảm bảo tính pháp lý của các giải pháp chính trị về Syria, vì bất cứ giải pháp quân sự nào cũng đều bất hợp pháp và không bền vững. Tuy nhiên, các vị ngoại trưởng có quan điểm khác nhau về tương lai của Tổng thống Syrian - ông Bashar al-Assad, quanh việc ông Al-Assad có nên tiếp tục cầm quyền hay không.
Lực lượng nổi dậy, được hậu thuẫn bởi Mỹ, Anh và Pháp đã cương quyết bất cứ giải pháp chính trị nào cũng không thể bao gồm ông Assad – và đây cũng là quan điểm của Thổ Nhĩ Kì.
Tuy nhiên, Nga luôn cho rằng phe nổi dậy phải bỏ ngay điều kiện tiên quyết này vì nó "phá hủy triển vọng hòa bình ở Syria"
Các cuộc đối thoại của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kì – gọi là đối thoại Astana diễn ra thường xuyên từ năm 2017 tại Astana - thủ đô nước cộng hòa Kazakhstan và có ý nghĩa bổ sung và hỗ trợ các quá trình đàm phán hòa bình do Liên hiệp quốc dẫn dắt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận