Xét nghiệm máu trước khi thụ thai. Ảnh: medicalnewstoday.com
Ngộ độc thủy ngân là một loại ngộ độc kim loại nặng từ môi trường. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thủy ngân là do tiêu thụ quá nhiều thủy ngân hữu cơ hoặc thủy ngân dưới dạng muối methyl, thường liên quan đến việc tiêu thụ hải sản.
Mọi thức ăn và sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có một lượng nhỏ thủy ngân, và điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thủy ngân có mặt một cách tự nhiên trong môi trường, nhưng hàm lượng thủy ngân trong môi trường đang ngày càng tăng lên do quá trình công nghiệp hóa. Thủy ngân có thể ngấm vào đất, nước và thậm chí là các loại động vật, ví dụ như cá.
Tiêu thụ các loại thực phẩm bị nhiễm độc thủy ngân là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thủy ngân ở người. Trẻ em và trẻ chưa sinh ra là đối tượng nhạy cảm nhất với tình trạng ngộ độc thủy ngân. Bạn có thể dự phòng tình trạng ngộ độc thủy ngân bằng cách hạn chế phơi nhiễm với kim loại này.
Triệu chứng ngộ độc thủy ngân
Thủy ngân có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Quá nhiều thủy ngân trong cơ thể có thể gây ra các triệu chứng như:
- Lo âu.
- Trầm cảm.
- Kích động.
- Các vấn đề về trí nhớ.
- Tê bì.
- Tình trạng nhút nhát bệnh lý.
- Run tay chân.
Thông thường, tình trạng ngộ độc thủy ngân sẽ tích tụ dần theo thời gian. Tuy nhiên, sự xuất hiện bất ngờ của bất cứ triệu chứng nào trên đây có thể là dấu hiệu của tình trạng ngộ độc cấp tính. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị ngộ độc thủy ngân, hãy gọi cho bác sĩ ngay.
Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân ở người trưởng thành
Người trưởng thành bị ngộ độc thủy ngân có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Nghe và nói khó.
- Thiếu sự phối hợp tay và chân.
- Yếu cơ.
- Mất cảm giác thần kinh ở tay và mặt.
- Khó đi lại;.
- Thay đổi thị lực.
Triệu chứng ngộ độc thủy ngân ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Ngộ độc thủy ngân có thể cản trở sự phát triển của thai nhi và sự phát triển trong giai đoạn đầu phát triển của trẻ em. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị phơi nhiễm hàm lượng thủy ngân cao sẽ bị chậm phát triển:
- Nhận thức.
- Kỹ năng vận động tinh.
- Ngôn ngữ.
- Nhận thức không gian thị giác.
Biến chứng của ngộ độc thủy ngân
Ngộ độc thủy ngân với hàm lượng cao có thể dẫn đến các thay đổi lâu dài và đôi khi là vĩnh viễn đối với hệ thần kinh. Những biến chứng này đặc biệt dễ nhận thấy ở trẻ nhỏ đang ở độ tuổi phát triển.
Phơi nhiễm với thủy ngân có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển tại não bộ, từ đó có thể ảnh hưởng đến các chức năng thể chất như chức năng vận động tinh. Một số người bị phơi nhiễm với thủy ngân ở tuổi nhỏ có thể gặp phải các vấn đề về học tập.
Người trưởng thành bị ngộ độc thủy ngân có thể bị tổn thương não bộ và thận vĩnh viễn. Suy tuần hoàn cũng là một loại biến chứng của ngộ độc thủy ngân.
Các nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân
Ngộ độc thủy ngân do ăn cá
Ngộ độc thủy ngân hữu cơ thường có liên quan đến việc ăn hải sản, chủ yếu là cá. Ngộ độc do cá thường có 2 nguyên nhân:
- Ăn một số loại cá đặc biệt có chứa thủy ngân.
- Ăn quá nhiều cá.
Cá có thể bị ngộ độc thủy ngân từ nước biển. Tất cả các loại cá đều có chứa một lượng thủy ngân nhất định. Các loại cá lớn hơn sẽ có hàm lượng thủy ngân cao hơn bởi chúng có thể sẽ ăn thịt các loại cá nhỏ hơn cũng bị nhiễm thủy ngân.
Cá mập, cá kiếm là những loại cá bị nhiễm thủy ngân nhiều nhất. Cá ngừ mắt to và cá thu vua cũng có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Ăn quá nhiều hải sản cũng có thể dẫn đến ngộ độc thủy ngân. Nếu chỉ ăn với một lượng nhỏ, thì các loại cá dưới đây có thể ăn với tần suất 1-2 lần/tuần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Cá ngừ vây dài.
- Cá cơm.
- Cá hồi.
- Tôm biển;.
- Cá hồng.
- Cá mú.
Mặc dù đây là những loại cá chứa rất ít thủy ngân, nhưng bạn vẫn nên thận trọng và xem xét kỹ lượng cá mình ăn vào.
Nếu bạn đang mang thai, bạn không nên ăn quá 170g cá ngừ/tuần và không quá 225-350g các loại cá khác. Việc này sẽ giúp làm giảm nguy cơ thai nhi bị phơi nhiễm với thủy ngân.
Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ cá nếu bạn đang cho con bú, vì thủy ngân có thể đi qua sữa mẹ.
Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác gây ngộ độc thủy ngân có thể do môi trường hoặc do nhiễm thủy ngân ở các dạng khác, bao gồm:
- Làm vỡ nhiệt kế.
- Hàn răng bằng chất hàn bạc.
- Một số loại trang sức.
- Đào vàng, hoặc sống trong khu vực chiết xuất vàng.
- Các sản phẩm chăm sóc da.
- Phơi nhiễm với không khí bị ô nhiễm tại các khu vực công nghiệp.
Dự phòng ngộ độc thủy ngân
Cách tốt nhất để dự phòng ngộ độc thủy ngân từ chế độ ăn là chú ý tới khối lượng và loại hải sản bạn ăn. Bạn cũng có thể:
- Giảm tần suất ăn các loại cá lớn.
- Tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nếu bạn đang mang thai.
- Tuân theo hướng dẫn về ăn cá và hải sản: trẻ dưới 3 tuổi có thể ăn 28g trong khi trẻ 4-7 tuổi là khoảng 55g.
- Thận trọng khi ăn sushi, rất nhiều loại sushi phổ biến được làm từ cá bị nhiễm thủy ngân.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu trước khi thụ thai.
- Rửa tay ngay lập tức nếu bạn nghĩ mình đã phơi nhiễm với các dạng thủy ngân khác.
- Tránh các hoạt động khiến mình phơi nhiễm với thủy ngân, ví dụ như đào vàng, khai thác vàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận