26/08/2012 08:36 GMT+7

Nghiên cứu rồi... xếp xó

NGỌC TÀI
NGỌC TÀI

TT - Trong khi hằng năm VN chi hàng trăm triệu USD để nhập giống thì tại Viện Cây ăn quả miền Nam có nhiều công trình khoa học về giống bị xếp ngăn tủ hoặc đang có nguy cơ chìm vào quên lãng.

T0Z9inh4.jpgPhóng to
Một giống đậu bắp mới - Ảnh: ngọc tài
Qgvow43k.jpgPhóng to
Mời bạn vào tải ứng dụng chính thức của Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên . Ứng dụng Tuổi Trẻ cũng đã có mặt trên Samsung Apps của smartphone
Chúng tôi gặp thạc sĩ Võ Hữu Thoại và thạc sĩ Trần Thị Oanh Yến tại Viện Cây ăn quả miền Nam lúc cả hai đang cắm cúi chăm sóc năm gốc ghép (cam - bưởi) được tuyển chọn từ hàng trăm gốc ghép có tính chống chịu mặn, ngập úng. Đây là một công trình khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được đánh giá là rất thành công của viện. Anh Thoại nói năm đứa “con cưng” này được tạo ra sau năm năm miệt mài nghiên cứu, tuyển chọn, thử nghiệm rồi... để đó vì không xin được kinh phí thực hiện dự án B (sản xuất thử và chuyển giao cho bà con nông dân).

Giống mới nằm im lìm trong nhà lưới

Anh Thoại bóp trán suy nghĩ hồi lâu rồi nói: “Những đề tài liên quan gốc ghép phải thực hiện trong vòng 10 năm mới đi đến sản phẩm cuối cùng, trong khi tất cả đề tài hiện nay chỉ cho phép thực hiện trong năm năm. Muốn làm tiếp dự án B lại phải đăng ký đề tài, phải vượt qua cuộc thẩm định mới được cấp kinh phí làm tiếp. Tiếc là không được duyệt”.

Vì không có tiền để nghiên cứu tiếp nên công trình này tạm thời xếp ngăn tủ, còn năm đứa “con cưng” của hai nhà khoa học này phải nằm ở một góc khu nhà lưới của viện. Hỏi về khả năng chịu mặn của năm cây này, anh Thoại nói: “Thay vì đắp đê ngăn mặn, chống úng cho cây trồng thì những gốc ghép này được tạo ra với những đặc tính chống chịu mặn, úng. Được như thế thì nước dâng hay mặn xâm nhập cây trồng vẫn sống khỏe”.

Thạc sĩ Yến kể ba năm đầu cả nhóm tiến hành phương pháp lai sau đó trồng lấy hạt, rồi tiếp tục trồng trong môi trường bị nhiễm mặn. Tìm được mấy “con cưng” này thì chúng cũng te tua vì bị xử lý mặn liên tục. Đem về nuôi dưỡng cho chúng mập mạp và chuẩn bị nhân giống tiếp thì cũng là lúc hết thời gian nghiên cứu, hết luôn tiền.

“Kể thì nghe suôn sẻ vậy chứ làm gian nan lắm, phải tiến hành lai, chọn lọc nhiều lần. Làm không được ai cũng tức, không ngủ được. Đến khi thành công thì vỡ òa như người thân vừa vượt qua cơn nguy kịch. Rồi khi không xin được kinh phí làm tiếp thì ai cũng buồn, không nói lời nào” - chị Yến buồn rười rượi.

Không riêng công trình nghiên cứu gốc ghép chịu mặn, tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện còn khá nhiều công trình xếp xó như rau, ớt, dưa chuột, đậu bắp, hoa... cũng cùng cảnh ngộ. Đó là chưa kể những dự định có tầm cũng bị “chết yểu” vì không được cấp trên phê duyệt. Chẳng hạn phương pháp sản xuất hữu cơ thay thế các chất cấm trong quá trình canh tác cây xoài đã được Thái Lan và nhiều nước khác làm.

Nỗi niềm nhà khoa học

Theo các nhà khoa học ở Viện Cây ăn quả miền Nam, làm ra giống mới đã khó nhưng chuyển giao đến tay nông dân còn khó hơn. Hầu hết giống lai tạo ra có những ưu điểm nổi trội đã được công nhận nhưng không có kinh phí để sản xuất thử nghiệm. Chưa trực tiếp nhìn thấy ưu điểm của giống mới, chắc chắn nông dân sẽ không tin, họ không bao giờ chấp nhận đem về trồng.

Hơn nữa việc vi phạm bản quyền nhan nhản nên nhà khoa học không thể chuyển giao nhỏ lẻ vì khi đó sẽ mất luôn giống và bản quyền.

Thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp chuyển giao nhỏ lẻ và được các cơ sở cung cấp giống nhân ra hàng loạt, bán với giá rẻ, không đảm bảo chất lượng. Nghịch lý là nông dân lại đổ xô tới đó mua vì nghĩ rằng giống đó từ Viện Cây ăn quả đưa ra mà giá lại rẻ. Một nhà khoa học nói dù biết giống cây không hoàn hảo đó đến tay nông dân là không hay, nhưng đôi khi nghĩ lại thấy cây đó còn may mắn vì được ra tới vườn, còn hơn những cây khác phải nằm im trong nhà lưới năm này qua tháng khác vì không có điều kiện để ra ngoài.

Thạc sĩ Trần Kim Cương cho biết mong mỏi lớn nhất của họ là được chuyển giao cây giống cho nông dân trồng sau khi nghiên cứu thành công. “Mỗi ngày nhìn chúng nằm co ro trong nhà lưới và hao mòn dần những đặc tính nổi trội, chúng tôi đau xót vô cùng. Chúng tôi mong có một bộ phận chuyên biệt làm công tác giới thiệu giống mới đến nông dân để đội ngũ làm nghiên cứu chúng tôi yên tâm tìm thêm giống mà không lo sợ chúng mãi mãi nằm trong nhà lưới rồi chết mòn ở đó” - thạc sĩ Kim Cương nói.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, tâm tư: “Khó khăn lắm mới có kinh phí nghiên cứu nên khi có dự án được duyệt, anh em làm cật lực thấy thương lắm. Nhưng cơ chế của ta hiện nay chưa phát huy hết tâm huyết, trí tuệ của các nhà khoa học. Một phần do thiếu kinh phí nên số dự án được duyệt không nhiều, rồi ngay cả khi được duyệt thì khi nghiên cứu xong chưa chắc được đưa ra dân. Ở Trung Quốc, Thái Lan... nhà khoa học làm việc rất thoải mái. Phòng thí nghiệm sáng đèn đến khuya, còn ở VN chuyện này hiếm lắm. Tôi thấy tiếc khi chất xám của các nhà khoa học bị sử dụng lãng phí như vậy”.

NGỌC TÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp