02/06/2023 06:50 GMT+7

Nghiên cứu mới báo động: Trái đất đã vượt ngưỡng an toàn với con người

Các hoạt động của con người đã khiến 7/8 ranh giới trong hệ thống Trái đất vượt giới hạn an toàn, đe dọa sức khỏe hành tinh và nhân loại, theo nghiên cứu.

Nghiên cứu mới báo động: Trái đất đã vượt ngưỡng an toàn với con người - Ảnh 1.

Người dân Ấn Độ trốn nóng dưới gầm cầu - Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu do các nhà khoa học hàng đầu thế giới thuộc Ủy ban Trái đất tiến hành và đăng trên tạp chí Nature ngày 31-5. Nghiên cứu xác định các hoạt động của con người đã khiến 7/8 ranh giới trong hệ thống Trái đất vượt quá "giới hạn an toàn và đúng mức", đe dọa sức khỏe hành tinh và con người. 

8 ranh giới trong hệ thống Trái đất - được hình thành từ các quá trình phụ thuộc lẫn nhau để giữ cho hành tinh ổn định, gồm khí hậu, đa dạng sinh học, nước, hệ sinh thái tự nhiên, sử dụng đất, tác động của phân bón và phun thuốc trừ sâu...

Ông Johan Rockström, giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức) và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc Trái đất vượt quá hầu hết các ranh giới an toàn là rất đáng lo ngại.

Điều này không chỉ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán và lũ lụt do biến đổi khí hậu mà còn dẫn tới nguy cơ an ninh lương thực không được đảm bảo, chất lượng nước xấu đi, nguồn nước ngầm cạn kiệt và các điều kiện sinh kế tồi tệ hơn, đặc biệt đối với các nhóm đa số dễ bị tổn thương trên thế giới.

Theo nghiên cứu trên, giới hạn "an toàn và đúng mức" đối với mức tăng nhiệt độ toàn cầu có tính đến tác động đối với hành tinh và con người là 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, tuy nhiên mức tăng này hiện ở mức 1,1 độ C, hoặc thậm chí 1,2 độ C. 

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các chính phủ trên thế giới cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất ở mức 2 độ C và lý tưởng là 1,5 độ C. Vượt qua mức tăng này sẽ tạo nên những thay đổi toàn cầu không thể đảo ngược.

Nghiên cứu mới báo động: Trái đất đã vượt ngưỡng an toàn với con người - Ảnh 3.

Các dòng hải lưu biển sâu ở Nam Cực đang chảy chậm lại - Ảnh: REUTERS

Các nhà nghiên cứu của Ủy ban Trái đất cho biết với việc nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C, hơn 200 triệu người sẽ phải chịu mức nhiệt độ trung bình hằng năm cao chưa từng có và hơn 500 triệu người có thể phải đối mặt với mực nước biển dâng

Nghiên cứu cũng kết luận việc sử dụng nitơ làm phân bón cần giảm một nửa để giảm sự phát triển quá mức của thực vật và tảo nở hoa trên mặt nước, đồng thời giảm lượng khí thải amoniac và oxit nitơ.

Cũng theo ông Rockström, tất cả các ranh giới trong hệ thống Trái đất được xác định trong nghiên cứu đều "có mối liên hệ với nhau", nghĩa là việc vượt quá giới hạn an toàn trong một lĩnh vực có thể gây tác động trực tiếp đến những lĩnh vực khác. Ông nhấn mạnh nếu muốn giải quyết khủng hoảng khí hậu, các ranh giới khác cũng cần được bảo vệ.

1% người giàu thải carbon cao gấp đôi 50% người nghèo

Giáo sư Xuemei Bai thuộc Đại học Quốc gia Úc cho biết nghiên cứu cho thấy việc bảo vệ hành tinh không thể tách rời khỏi sự thành công của các nền kinh tế, cộng đồng, xã hội.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu trong năm nay của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC), 1% dân số giàu nhất thế giới chịu trách nhiệm về lượng khí thải carbon cao gấp đôi so với 50% dân số nghèo nhất.

Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào PanamaNguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama

Kênh đào Panama có thể coi là minh chứng rõ ràng nhất cho tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với lĩnh vực kinh tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp