28/11/2023 15:04 GMT+7

Nghiên cứu giới hạn tốc độ 30km/h tại một số nơi ở TP.HCM

Ban An toàn giao thông TP.HCM đang nghiên cứu để đề xuất giới hạn tốc độ đi lại không quá 50km/h trong khu vực đô thị, không quá 30km/h nơi có đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương.

Ông Nguyễn Thành Lợi - phó trưởng Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: THU DUNG

Ông Nguyễn Thành Lợi - phó trưởng Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: THU DUNG

Sáng 28-11, Ban An toàn giao thông TP.HCM tổ chức hội thảo "Quản lý tốc độ giao thông - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng tại TP.HCM". Hội thảo có sự tham dự của nhiều đơn vị, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM, đội ngũ chuyên gia quốc tế...

Khuyến cáo đi 30km/h khu trường học, bệnh viện

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Lợi - phó trưởng Ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM - cho biết trong năm 2022, Việt Nam có gần 80% các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do chạy xe quá tốc độ hoặc không làm chủ tốc độ.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng chức năng xử lý 50.914 trường hợp vi phạm tốc độ, trong đó vi phạm nhiều nhất là xe máy.

Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng tốc độ trung bình tăng 10km/h thì tỉ lệ tai nạn giao thông tăng 30%, tốc độ trung bình tăng 1km/h thì tỉ lệ tai nạn tử vong tăng 2,2%.

Trong khi đó người đi bộ nếu bị xe ô tô va chạm ở tốc độ 50km/h thì tỉ lệ tử vong lên 80%. Ngược lại, người đi bộ có tới 90% cơ hội sống sót nếu bị xe ô tô va chạm ở tốc độ 30km/h trở xuống.

"Vì vậy, nếu thực hiện giới hạn tốc độ khu vực nội đô một cách hợp lý góp phần giảm tai nạn giao thông, tăng tính an toàn cho người đi xe đạp, đi bộ", ông Lợi nói.

TP.HCM nghiên cứu giới hạn tốc độ trong đô thị, đặc biệt những khu đông dân cư như trường học, bệnh viện - Ảnh: THU DUNG

TP.HCM nghiên cứu giới hạn tốc độ trong đô thị, đặc biệt những khu đông dân cư như trường học, bệnh viện - Ảnh: THU DUNG

Cũng theo ông Lợi, hiện Ban An toàn giao thông đã trình UBND TP.HCM đề nghị chấp thuận chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp khả thi nhất, nhằm quản lý tốc độ hợp lý trong nội đô theo kinh nghiệm quốc tế.

Cụ thể, đơn vị dự kiến đề xuất khuyến nghị 50km/h (trừ một vài tuyến đường cao tốc đô thị có bốn làn xe trở lên như đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt…) và thực hiện các giải pháp, hình thức cảnh báo, không quá 30km/h vào các khung giờ nhất định tại các khu vực tập trung đông người như trường học, bệnh viện, chợ…

Đồng thời TP.HCM tăng cường áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát tốc độ trong nội đô, tùy vào điều kiện hạ tầng kỹ thuật, mật độ lưu thông tại những thời điểm khác nhau về hạ tầng kỹ thuật, vận động người tham gia giao thông tự giác hạ tốc độ tới mức thấp nhất, an toàn nhất khi qua các khu vực trên.

Nhiều nước đã giới hạn tốc độ ở đô thị

Trao đổi về kinh nghiệm quốc tế khi triển khai giới hạn tốc độ ở đô thị, các chuyên gia của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) khuyến nghị tăng cường quản lý tốc độ cho TP Hà Nội và TP.HCM, tập trung các khu vực cổng trường học, bệnh viện...

Chuyên gia Viện WRI phân tích Liên Hiệp Quốc kêu gọi hạn chế tốc độ trong nội đô dưới 50km/h và 30km/h tại khu dân cư đông để nâng cao an toàn giao thông. Nhiều nước đã thực hiện quản lý tốc độ, đạt được thành quả đáng kể như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Canada, Mỹ...

Trả lời câu hỏi liệu quản lý tốc độ có dẫn đến ùn tắc giao thông? Viện WRI khẳng định rằng nhiều người đang hiểu lầm nên không thích việc quản lý tốc độ.

"Việc giảm tốc độ không gây ùn tắc giao thông, mà nâng cao an toàn giao thông, giảm nguy cơ tai nạn và giảm thương tích nếu xảy ra va chạm. 

Ví dụ con người mất từ 0,7 - 2 giây để phản ứng khi xảy ra sự cố, tốc độ di chuyển phù hợp thì người đi bộ, đi xe máy... kịp thời phản ứng. Không chỉ vậy, giới hạn tốc độ còn giúp đem lại lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế khác", vị này nói.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Kiên Giang - đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết tốc độ trung bình ở TP.HCM hiện nay là 33,8km/h, mật độ đường giao thông chỉ 2,34 km/km2 (theo quy định phải đạt 10 - 13,3 km/km2). 

Vừa qua, Ban An toàn giao thông có kiến nghị thí điểm giới hạn tốc độ tại khu vực trường học, bệnh viện, song người dân chưa hiểu rõ.

Vì vậy, ông Giang cho rằng các đơn vị nên nghiên cứu kỹ hơn kinh nghiệm quốc tế rồi mới thí điểm. Đồng thời phải có kế hoạch tuyên truyền để người dân hiểu về chủ đề giới hạn tốc độ là vô cùng quan trọng.

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 90.000 ca vi phạm tốc độ

Thượng tá Nguyễn Văn Bình - phó Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM - cho biết trong 11 tháng đầu năm 2023, cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý gần 90.000 trường hợp vi phạm tốc độ (tăng hơn 34.000 trường hợp so với những năm 2022).

Thời gian tới, lực lượng tiếp tục kiểm soát, xử lý vi phạm tốc độ, góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

Từ ngày 1-7, CSGT TP.HCM "mạnh tay" xử vi phạm tốc độTừ ngày 1-7, CSGT TP.HCM 'mạnh tay' xử vi phạm tốc độ

Chiều 13-6, Ban An toàn giao thông TP.HCM phối hợp các đơn vị tổ chức Hội nghị phát động thực hiện chiến dịch tuyên truyền kết hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tốc độ tại TP.HCM năm 2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp