Ảnh minh họa về dịch vụ gọi xe Uber - Ảnh: Reuters |
Hội nghị được tổ chức tại TP.HCM ngày 9-12.
Theo ông Trường, hoạt động của Uber thực chất là dựa trên một phần mềm để hướng dẫn người dân chọn xe đi lại. Hoạt động taxi truyền thống là dùng điện thoại, thông qua tổng đài của các hãng taxi để gọi xe.
Nhưng với xe Uber thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh đồng thời thông qua bản đồ vệ tinh.
Đây là một hình thức gọi xe mới nhưng không phải là một loại hình kinh doanh vận tải mới. Thực chất nó chỉ khác về phương thức thông tin, từ điện thoại (gọi điện thoại đặt xe) chuyển qua điện thoại thông minh (đặt xe ngay trên điện thoại).
Theo quy định, các doanh nghiệp (có liên kết với Uber) đã điều xe thì phải đăng ký, đồng thời phải tuân thủ các quy định về hoạt động vận tải ở Việt Nam.
Thực tế một số doanh nghiệp chưa đăng ký đã hoạt động taxi Uber. Hiện Bộ GTVT đang yêu cầu khai báo và có đăng ký để tạo thuận lợi cho hành khách, đảm bảo họ được đi lại an toàn cũng như đóng thuế đầy đủ.
Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động để mang lại tiện ích cho người dân.
Theo ông Trường, hiện Bộ GTVT chưa có kết luận gì về Uber vì đây là loại hình mới, cần tìm hiểu đầy đủ. Xe Uber có mặt ở nhiều nước trên thế giới, có nước đã cấm song có nước cho hoạt động.
Còn tại Việt Nam, nhu cầu của người dân sử dụng xe Uber là có nên vấn đề đặt ra là tổ chức quản lý như thế nào cho phù hợp. Do đó, Bộ GTVT đang nghiên cứu để quản lý theo “biện pháp quản lý thông minh”.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày đại diện Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết tính đến cuối ngày 9-12 có 3 tài xế xe Uber nộp phạt sau khi ký vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính với lỗi “kinh doanh vận tải bằng ôtô mà không đăng ký kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định” với mức phạt là 3,5 triệu đồng/trường hợp.
Thời gian qua, lực lượng Thanh tra Sở GTVT TP.HCM đã lập biên bản 10 lái xe Uber với cùng một lỗi như trên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận