12/08/2019 09:36 GMT+7

Nghiêm khắc hơn với người nước ngoài phạm luật giao thông

RAPHAEL GALUZ (người Pháp) - NGỌC ĐÔNG (ghi)
RAPHAEL GALUZ (người Pháp) - NGỌC ĐÔNG (ghi)

TTO - Khi nhìn thấy một người nước ngoài vi phạm luật, tôi cảm thấy rất phẫn nộ, bởi vì hành động của người đó sẽ tạo nên hình ảnh tiêu cực về người nước ngoài ở Việt Nam.

Nghiêm khắc hơn với người nước ngoài phạm luật giao thông - Ảnh 1.

Một số khách du lịch tham gia giao thông ở khu phố Tây Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM) không đội mũ bảo hiểm - Ảnh: T.T.D.

Có một số người nước ngoài không mấy tôn trọng luật lệ ở đây, và đó quả thật là chuyện đáng tiếc. Thế nhưng vấn đề chính ở đây, tôi nghĩ là văn hóa tôn trọng. Nếu người nước ngoài không cảm thấy những người lái xe khác tôn trọng mình, họ cũng sẽ không muốn tôn trọng luật lệ bản xứ.

Nếu hỏi bất kỳ một người nước ngoài nào rằng những thử thách khi sống ở Việt Nam là gì, gần như chắc chắn là việc lái xe. Có người cũng sẽ nghĩ rằng "tôi thấy hàng trăm vụ vi phạm mỗi ngày mà có ai bị bắt đâu, hay cũng phạt nhẹ, sao đến lượt tôi lại bị phạt nặng?". Vậy nên khi văn hóa tôn trọng thay đổi, có thể nhiều người sẽ hành xử tôn trọng luật pháp hơn.

Một vấn đề nữa ở Việt Nam là người nước ngoài thấy rằng họ chỉ cần đóng tiền phạt là sẽ thoát khỏi rắc rối. Còn ở các nước phương Tây, chúng tôi có luật rất nghiêm, có tính răn đe cao đối với những người tham gia giao thông. Ví dụ, bạn có thể bị tước bằng lái rất dễ dàng và bị phạt nặng hơn nhiều so với ở đây.

Tôi nghĩ nên có các biện pháp nghiêm khắc và có tính răn đe hơn, tất nhiên là cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng người nước ngoài. Nếu người ta phải đóng phạt 500.000 đến 1 triệu đồng, họ sẽ phải suy nghĩ đàng hoàng trước khi có hành vi vi phạm.

Ngoài ra, cũng cần xem xét việc bằng lái xe ở đây nên có điểm giống như cách chúng tôi làm ở Pháp không. Ở nước tôi, đầu tiên bạn có 6 điểm, và cứ mỗi năm nếu không vi phạm sẽ được thêm 2 điểm cho đến tối đa 12 điểm trong 3 năm. Mỗi lần vi phạm sẽ bị trừ điểm nhiều ít tùy theo mức độ vi phạm, cho đến khi không còn điểm nào sẽ bị tước bằng lái.

* CHRISTOPHER DENIS-DELACOUR (người Pháp):

Siết chặt quy trình thuê xe máy

Tôi nghĩ một trong những lý do dẫn đến thái độ thiếu tôn trọng luật giao thông của người nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam có lẽ là việc chạy xe máy. Trong khi người nước ngoài thường lái ôtô ở các nước phương Tây thì khi đến Việt Nam họ thường chạy xe máy và coi đây là một phương tiện "thoáng đãng" hơn, cho họ cảm giác tự do thay vì bị gò bó như chạy ôtô.

Cần có một sự phân biệt rõ giữa người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam (expat) và khách du lịch. Phần lớn những người cư xử không phù hợp trong giao thông là khách du lịch, những người thường thuê xe máy mà không thật sự hiểu luật, không có đầy đủ giấy tờ và thường gây ra tai nạn.

Bản thân tôi cũng di chuyển bằng xe máy mỗi ngày. Vài lần tôi bị cảnh sát ngoắc lại để kiểm tra giấy tờ nhưng ngay khi tôi trưng bằng lái xe và các loại giấy tờ cần thiết khác, họ để tôi đi. Có một lần tôi bị phạt vì quên mở đèn xe vào buổi tối. Việc trao đổi với cảnh sát quả thật khó khăn, may mà họ biết một chút tiếng Anh và tôi biết một chút tiếng Việt nên chúng tôi cũng hiểu nhau chứ không dẫn đến hiểu lầm.

Vì thế biện pháp phòng ngừa tốt nhất là siết chặt quy trình thuê xe máy (áp dụng cho cả người nước ngoài và người Việt), đồng thời đẩy mạnh kiểm tra những nơi tập trung nhiều người nước ngoài hay lui tới.

HÀ MY (ghi)

Quản lý người nước ngoài:

TTO - Tuần qua, vụ đánh bạc ngàn tỉ tại khu đô thị Our City, TP Hải Phòng với sự tham gia của gần 400 công dân Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều câu hỏi về quản lý người nước ngoài.

RAPHAEL GALUZ (người Pháp) - NGỌC ĐÔNG (ghi)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp