Tại một văn phòng tư vấn về trợ cấp thất nghiệp bang California (Mỹ). Ảnh: apnews.com
Theo Washington Post, đại dịch COVID-19 đã đẩy người Mỹ vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, thay vì nghèo đi, nhiều người lại có khối tài sản tăng lên. Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Dự trữ Liên bang cho biết đây là con số tăng kỷ lục trong 3 thập kỷ qua.
Nhiều người dân Mỹ đã trả xong nợ thẻ tín dụng, tiết kiệm được nhiều hơn và tái cấp vốn thành các khoản thế chấp rẻ hơn. Tình trạng này đã đặt ra thách thức cho khái niệm về các cuộc suy thoái kinh tế trước đó. Ví dụ trong năm 2008, các hộ dân Mỹ đã thiệt hại 8.000 tỉ USD.
Chính phủ Mỹ hiện vay và chi hàng ngàn tỉ USD để giữ cho nền kinh tế không bị sụp đổ. Bên cạnh đó, tình cảnh suy thoái khiến lãi suất giảm đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào cổ phiếu hơn. Những người lao động phải ở nhà do các lệnh phong tỏa thử tham gia buôn bán, kéo theo các ông lớn công nghệ kiếm được bộn tiền. Thị trường cổ phiếu đã trở thành nơi kiếm tiền của các gia đình, chiếm gần một nửa trong số tăng giá trị tài sản công bố ở trên.
Khi thị trường chứng khoán bùng nổ, những người giàu lại càng giàu thêm. Trên 70% mức tăng tài sản hộ gia đình thuộc về 20% giàu nhất. Khoảng 1/3 nằm trong top 1% giàu nhất.
Tại Mỹ, sự giàu có được tính bằng cách lấy tổng số tài sản như nhà cửa và khoản đầu tư trừ đi khoản nợ của một gia đình - như thế chấp và nợ đại học thay vì thu nhập. Trong đại dịch, những người Mỹ có công việc thu nhập cao dường như lại càng tiết kiệm được nhiều hơn khi họ được làm việc ở nhà và không phải mất chi phí di chuyển, ăn uống ở ngoài như mọi khi.
Trong khi đó, các gói kích thích và trợ cấp thất nghiệp của chính phủ đã giúp các chủ nhà hàng, nhân viên lau dọn và những người phải làm công việc dịch vụ lương thấp sống sót qua đại dịch được phần nào. Theo công ty tài chính JPMorgan Chase, tháng 10/2020, số dư tài khoản trong séc của 25% người có thu nhập thấp nhất đã tăng khoảng 50% so với năm trước. Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng của cải xuất phát từ các gói kích thích và trợ cấp thất nghiệp. Chính vì vậy, giới quan sát lo ngại xu hướng gia tăng này sẽ không còn một khi nền kinh tế được khôi phục.
Nhiều công việc lương thấp cũng đã không còn. Theo Opportunity Insights - một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Đại học Harvard, tính đến tháng 4/2021, các công việc được trả hơn 60.000 USD đã tăng khoảng 2% so với tháng 1/2020, trong khi các công việc được trả dưới 27.000 USD giảm gần 24%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận