30/11/2024 11:55 GMT+7

Nghỉ việc cuối năm, can đảm hay liều lĩnh?

Với một số người trẻ, tiền thưởng cuối năm rồi cũng xài hết. Miễn không còn hứng thú với công việc là họ sẵn sàng nghỉ việc để nạp lại năng lượng và tìm cơ hội mới.

Dám nghỉ việc cuối năm: Can đảm hay liều lĩnh? - Ảnh 1.

Trong niềm vui tìm việc mới, đừng quên nhìn lại mình - Ảnh: Seek

Thông thường, vào dịp cuối năm là lúc người lao động thường chờ đợi thưởng Tết sau một năm cống hiến, từ tiền thưởng, phúc lợi, đến các kỳ nghỉ có lương.

Do vậy, dám nghỉ việc cuối năm là cả một sự can đảm. Tuy nhiên vẫn có không ít bạn trẻ chấp nhận nghỉ việc cuối năm với nhiều lý do khác nhau.

Sau đây là chia sẻ của bạn đọc Phương Phương gửi đến Tuổi Trẻ Online.

Nghỉ việc để "ăn Tết sớm, sạc lại năng lượng"

Phương Vy (27 tuổi), từng làm việc tại một công ty marketing nhỏ. Ban đầu, cô hào hứng với công việc, nhưng môi trường độc hại, sếp khó tính và đồng nghiệp thiếu gắn kết khiến cô ngày càng kiệt sức.

"Cuối năm, mọi người khuyên tôi cố chịu để nhận thưởng rồi nghỉ. Nhưng tôi tự hỏi tiền thưởng có đáng để đánh đổi sức khỏe tinh thần không? Cùng lắm ở nhà bố mẹ sẽ nuôi", Vy quyết định nghỉ việc mà không cần có kế hoạch rõ ràng, chỉ để thoát khỏi áp lực.

Hiện tại, Vy dành thời gian đi du lịch, học thêm các kỹ năng mới.

Cô chia sẻ: "Thất nghiệp không đáng sợ, đáng sợ là sống mãi trong vòng xoáy khiến mình không hạnh phúc. Công việc căng thẳng với những giờ tăng ca kéo dài, khiến cảm giác mình như "chiếc điện thoại cạn pin, không thể sạc đầy".

Vy gọi vui quyết định của mình là "ăn Tết sớm để sạc lại năng lượng", dành thời gian để ở bên gia đình, nghỉ ngơi, và lên kế hoạch tìm việc sau Tết, thời điểm thị trường tuyển dụng sôi động trở lại.

Còn Minh Tâm tốt nghiệp loại giỏi Trường đại học Tài chính - Kế toán và là kế toán chuyên nghiệp. Ngoài giờ làm việc chính ở công ty danh tiếng, buổi tối anh còn nhận báo cáo thuế cho một số công ty con với tổng thu nhập mỗi tháng hơn 40 triệu đồng.

Mới đây trong buổi họp lớp, khi biết anh quyết định nghỉ xả hơn ba tháng đi du lịch nước ngoài sẵn tiện thăm bà con, bạn bè ai cũng lấy làm tiếc.

Một trường hợp khác là Thảo Tiên (26 tuổi), từng là trợ lý hành chính tại một công ty dược lớn, công việc ổn định và đáng mơ ước của nhiều người.

Làm việc ở doanh nghiệp nước ngoài lớn với mức lương khá, cô từng tự hào gọi nơi này là "công xưởng lớn" rất chuyên nghiệp.

Tuy nhiên sau ba năm gắn bó, Thảo Tiên bắt đầu cảm thấy mình như một cỗ máy. Mỗi ngày của cô đến văn phòng chỉ xoay quanh các cuộc họp, các báo cáo khô khan, và hàng loạt con số không liên quan đến cảm xúc hay đam mê.

"Em giống như công nhân trong dây chuyền công nghiệp, sáng 8h bước ra khỏi nhà đi làm, quay cuồng cho xong việc, tối 7h về đến nhà trong mệt nhoài. Dù có chút thay đổi với các dự án, nhưng bản chất vẫn là lặp đi lặp lại", Tiên nói.

Bước ngoặt đến vào đầu năm 2024, khi mẹ của Tiên nhận thông báo có nguy cơ mắc ung thư.

Dù kết quả chưa chắc chắn, nhưng những lần tầm soát sức khỏe đều đặn khiến Tiên nhận ra giá trị của thời gian và sức khỏe: "Tiền bạc có thể kiếm lại, nhưng thời gian và sức khỏe thì không, em muốn dành thời gian cho gia đình".

Nên Tiên quyết định nghỉ việc, đặt mục tiêu không đi làm công ty chính thức trong năm 2025. Cô hiện tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng, kiếm thêm công việc bán thời gian, thu nhập khoảng 3-4 triệu/tháng cũng đủ để sống trong ít nhất một năm mà không phải lo lắng tài chính.

Dù đã thử nhiều hoạt động như học tiếng Anh để qua năm thi cao học, học làm nến, hay gội đầu dưỡng sinh để có thể tách ra khởi nghiệp, nhưng vẫn chưa tìm ra đam mê lớn.

Nghỉ việc cuối năm, quyết định không dễ dàng

Nghỉ việc vào cuối năm là quyết định khó khăn với nhiều người, bởi đây là lúc người lao động thường chờ đợi thưởng Tết sau một năm cống hiến. Và thường đây sẽ là khoản dư.

Còn cơ hội nhảy việc để tìm việc mới ưng ý hơn lại càng khó bởi thị trường tuyển dụng cuối năm gần như "đóng băng". Phần lớn các công ty đã hoàn tất kế hoạch nhân sự, khiến việc tìm kiếm một vị trí mới trở nên khó khăn hơn.

Chính vì thế, việc lựa chọn nghỉ việc vào lúc này thường bị cho là liều lĩnh. Nhưng liều lĩnh hay không, có lẽ nằm ở góc nhìn của từng người.

Với một số người, đó là sự buông bỏ cần thiết để tìm lại chính mình. Với người khác, đó có thể là bước đi rủi ro khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Minh Tâm giải thích quyết định nghỉ việc cuối năm thật nhẹ nhàng: "Mình còn trẻ, còn thời gian, thiếu gì cơ hội. Quyết định nghỉ việc cuối năm hay đầu năm không quan trọng. Khi không còn hứng thú với môi trường làm việc hiện tại nữa, tôi thấy mình cần xả hơi để nạp lại năng lượng".

Thay đổi công việc là bình thường. Nếu sau khi đã nỗ lực cải thiện bản thân mà vẫn thấy không phù hợp, lúc đó việc tìm kiếm cơ hội mới sẽ có ý nghĩa hơn.

Ngược lại, nếu bạn vẫn còn nhiều điểm yếu cần khắc phục, thì dù có đổi đến bất kỳ môi trường làm việc nào, bạn cũng khó có thể tìm thấy sự hài lòng và thành công.

(Chia sẻ ông NGUYỄN TUẤN QUỲNH - chủ tịch SAIGON BOOKS)

Dám nghỉ việc cuối năm: Can đảm hay liều lĩnh? - Ảnh 2.Tuổi trung niên khi cần cũng nhảy việc có sao đâu

Một công việc tuyệt vời lúc trẻ chưa chắc đã là công việc tuyệt vời ở tuổi trung niên.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp