29/01/2024 08:12 GMT+7

Nghị quyết 15 của HĐND TP.HCM: Cơ sở vững chắc để quản lý lòng đường, hè phố

Nghị quyết 15 về mức phí sử dụng tạm lòng đường vỉa hè sẽ là công cụ pháp lý để góp phần quản lý trật tự đô thị minh bạch - thiết lập cơ chế quản lý sử dụng lòng đường, hè phố thích ứng với nhu cầu thực tiễn đô thị.

Vỉa hè đường Nguyễn Văn Tráng (quận 1, TP.HCM) đã được chỉnh trang, chuẩn bị cho việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường trong thời gian tới - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vỉa hè đường Nguyễn Văn Tráng (quận 1, TP.HCM) đã được chỉnh trang, chuẩn bị cho việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường trong thời gian tới - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Quang Lâm về nội dung này.

Thiết lập lại trật tự đô thị

* Ông có thể cho biết mục đích ý nghĩa của nghị quyết 15 về ban hành mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố?

- Theo Luật Giao thông đường bộ, lòng đường, hè phố là công trình đường bộ phục vụ giao thông, phần đường để lưu thông, hè phố để đi bộ. Luật cũng cho phép một số trường hợp được phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông.

Trên cơ sở thực tiễn quản lý đô thị, UBND TP.HCM ban hành quyết định 32 quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Quyết định này quy định các hoạt động được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trong một số trường hợp, phù hợp với thực tiễn đô thị.

Bên cạnh đó UBND TP.HCM đã trình HĐND TP ban hành nghị quyết 15 về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP (đây là một loại phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí).

Nghị quyết 15 nhằm hoàn chỉnh công cụ pháp lý để góp phần quản lý trật tự đô thị minh bạch - thiết lập cơ chế quản lý sử dụng lòng đường, hè phố thích ứng với nhu cầu thực tiễn đô thị.

Tất cả các hoạt động sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đều phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận hoặc cấp phép; đảm bảo công khai minh bạch kể cả các trường hợp sử dụng không phải đóng phí như để xe tự quản, các hoạt động tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước, các hoạt động phục vụ đám tang, đám cưới...

Một số vỉa hè ở quận 1 (TP.HCM) đã được chỉnh trang, chuẩn bị cho việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường trong thời gian tới - Ảnh: CHÂU TUẤN

Một số vỉa hè ở quận 1 (TP.HCM) đã được chỉnh trang, chuẩn bị cho việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường trong thời gian tới - Ảnh: CHÂU TUẤN

* Như vậy có bao nhiêu tuyến đường sẽ triển khai việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố?

- Hiện UBND các quận huyện và Sở Giao thông vận tải TP đang rà soát, đánh giá một số khu vực, một số đoạn tuyến có thể đáp ứng được các hoạt động tạm thời để xây dựng phương án, công bố công khai. Người dân và tổ chức có nhu cầu sẽ đăng ký cấp phép, khi đó mới tiến hành việc đóng phí sử dụng.

Tuy nhiên căn cứ vào thực trạng đô thị và nhu cầu thực tế, sự đồng thuận của xã hội để tổ chức thực hiện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Không đặt mục tiêu bao nhiêu tuyến đường phải thu, số phí thu được mà phải đảm bảo được việc triển khai thực hiện gắn với việc thiết lập trật tự đô thị.

Áp dụng công nghệ để quản lý minh bạch

* Để triển khai hiệu quả, minh bạch thì việc áp dụng công nghệ (app) cấp phép sử dụng tạm khi người dân có nhu cầu là cần thiết. App này tính năng thế nào và tiền thuê sẽ chuyển về đâu?

- Sở Giao thông vận tải đang phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất thủ tục triển khai thuê dịch vụ phục vụ hệ thống quản lý cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để áp dụng thống nhất trên toàn địa bàn TP. Dự kiến tháng 7-2024 sẽ đưa vào sử dụng.

Một số tính năng của ứng dụng như: công bố danh mục các tuyến đường đủ điều kiện; công tác nộp hồ sơ, cấp phép sử dụng; quản lý thu, nộp phí, tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến công tác cấp phép và thu phí; xử lý vi phạm; thống kê, báo cáo, công khai các hoạt động thu phí... sẽ triển khai thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.

Với việc áp dụng công nghệ này, người dân TP hoàn toàn có thể theo dõi, giám sát công tác đảm bảo trật tự lòng đường, hè phố. Chẳng hạn như khi thấy một bãi giữ xe tự nhiên xuất hiện trên đường, người dân có thể vào app để xem bãi xe đó có được cấp phép không, cấp phép thời gian bao lâu, trả tiền phí chưa...

* Việc hướng dẫn các địa phương lên danh mục và triển khai quản lý trật tự lòng đường, hè phố đang được tiến hành tới đâu?

- Đến nay Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã xem xét và thống nhất danh mục các tuyến đường được sử dụng hè phố ngoài mục đích giao thông theo đề xuất của UBND quận 1, quận 5, quận Phú Nhuận và huyện Bình Chánh.

Bên cạnh đó Sở đã rà soát, tổng hợp danh mục 52 tuyến đường đủ điều kiện sử dụng làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt; 6 tuyến đường đủ điều kiện sử dụng lòng đường làm điểm trông giữ xe có thu phí, đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi ban hành.

Một số vỉa hè ở quận 1 (TP.HCM) đã được chỉnh trang, chuẩn bị cho việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường trong thời gian tới - Ảnh: CHÂU TUẤN

Một số vỉa hè ở quận 1 (TP.HCM) đã được chỉnh trang, chuẩn bị cho việc thu phí sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường trong thời gian tới - Ảnh: CHÂU TUẤN

* Anh Huỳnh Tài (chủ quán cà phê ở phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức):

Phải xử lý được tình trạng lấn chiếm vỉa hè

Từ năm 2021, tôi thuê mặt bằng và mở quán cà phê nhỏ ở phường Hiệp Bình Phước, phần vỉa hè trước quán được tận dụng giữ xe cho khách. Theo tôi, Nhà nước thu phí sử dụng tạm vỉa hè thì mình sẵn sàng đóng phí phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mức phí thu nên tính toán phù hợp để người buôn bán nhỏ tiếp cận được, được tham gia thuê. Ngoài ra đơn vị thu phí phải bảo vệ quyền lợi cho người thuê, xử lý được tình trạng lấn chiếm tràn lan.

Vỉa hè không chỉ để đi bộVỉa hè không chỉ để đi bộ

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đô thị đã chỉ ra: vỉa hè không chỉ để dành cho người đi bộ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp