12/12/2016 12:28 GMT+7

Nghi án đạo điêu khắc: cái chuông hay tiếng chuông?

QUANG THI
QUANG THI

TTO - Cuộn của Phạm Đình Tiến được trao giải nhất Triển lãm điêu khắc TP.HCM 2016, nhưng nó đang bị so sánh với tác phẩm của điêu khắc gia người Pháp Philippe Morel vì có nhiều điểm tương đồng.

a
Tác phẩm của Philippe Morel

Triển lãm điêu khắc TP.HCM là giải thưởng của ngành điêu khắc TP.HCM tổ chức định kỳ 5 năm một lần. Năm nay giải thưởng được công bố ngày 1-12 tại khu du lịch Văn Thánh, với giải nhất thuộc về tác phẩm Cuộn của điêu khắc gia trẻ Phạm Đình Tiến.

Một tuần sau khi công bố giải, mạng xã hội râm ran dư luận tác phẩm Cuộn của Phạm Đình Tiến giống tác phẩm của điêu khắc gia người Pháp Philippe Morel.

Giống hình thức, khác ý tưởng?

Nếu nhìn sơ bên ngoài, Cuộn của Phạm Đình Tiến và tác phẩm của Philippe Morel có sự tương đồng hình thức và bố cục. Tuy nhiên, với các thành viên hội đồng chấm giải, sự giống nhau về bề ngoài chưa đủ để kết luận tác phẩm “đạo ý tưởng” từ một tác phẩm khác.

Điêu khắc gia Nguyễn Xuân Tiên, thành viên hội đồng chấm giải, cho biết:

“Khi bỏ phiếu trao giải cho tác phẩm của Phạm Đình Tiến, những thành viên hội đồng đã biết và trao đổi về vấn đề này. Tuy vậy, chúng tôi vẫn bỏ phiếu chọn Cuộn của Phạm Đình Tiến để trao giải nhất. Bởi lẽ, những bố cục tròn trong điêu khắc rất phổ biến, không chỉ ở tác phẩm của Philippe Morel hay Phạm Đình Tiến.

Hơn nữa, trong tác phẩm điêu khắc, ngoài việc hình thức, bố cục có thể giống nhau, vẫn còn xét đến ý tưởng, tư tưởng của tác phẩm... Chúng tôi thấy tác phẩm của Phạm Đình Tiến đi theo chiều hướng đó (giống về hình thức, bố cục nhưng khác về ý nghĩa, tư tưởng - PV) nên chúng tôi vẫn chọn trao giải”.

“Những bố cục tròn trong điêu khắc rất phổ biến, không chỉ ở tác phẩm của Philippe Morel hay Phạm Đình Tiến. Hơn nữa, trong tác phẩm điêu khắc, ngoài việc hình thức, bố cục có thể giống nhau, vẫn còn xét đến ý tưởng, tư tưởng của tác phẩm…

Điêu khắc gia Nguyễn Xuân Tiên

Chia sẻ với điêu khắc gia Nguyễn Xuân Tiên, điêu khắc gia Bùi Hải Sơn - một thành viên khác của ban giám khảo - cũng nhận định:

“Đúng là về bố cục, nhìn thoáng qua hai tác phẩm có sự tương đồng. Nhưng trong điêu khắc, bố cục hình tròn đã có nhiều người làm. Tác phẩm của Philippe Morel diễn tả vẻ đẹp mềm mại của cơ thể người phụ nữ. Còn Cuộn của Phạm Đình Tiến là cánh tay gân guốc của con người diễn tả cái bức bối trong thời đại của anh ta, với cách tạo hình anatomy cơ bản. Như vậy, không thể kết luận hai tác phẩm này là “đạo ý tưởng” của nhau được!”.

Hơn nữa, với cái nhìn chuyên gia, điêu khắc gia Nguyễn Xuân Tiên và Bùi Hải Sơn đều cho rằng muốn kết luận một tác phẩm có đạo ý tưởng của tác giả khác phải xét cả quá trình sáng tạo của tác giả đó, xem có thống nhất với phong cách sáng tạo của tác giả không.

Phạm Đình Tiến là một tác giả trẻ được các thành viên hội đồng nghệ thuật theo dõi quá trình sáng tác từ lâu, nên họ tin rằng tác phẩm Cuộn thống nhất với phong cách sáng tạo của Phạm Đình Tiến, chứ không phải là tác phẩm tự nhiên “từ trên trời rơi xuống”!

Lời hứa minh bạch của thành viên hội đồng

*** Error ***
Phạm Đình Tiến bên Cuộn 

Qua trao đổi, điêu khắc gia Phạm Đình Tiến bày tỏ cảm giác “tổn thương” với những thông tin xung quanh giải thưởng của mình, nhưng anh vẫn thấy “tự hào và xứng đáng” với giải thưởng. Phạm Đình Tiến chia sẻ:

“Tôi chưa thấy tác phẩm của Philippe Morel. Những tác phẩm của tôi là chuỗi làm việc sáng tạo và lâu dài. Có thể trong đoạn đường nào đó trên con đường sáng tạo của tôi có sự trùng hợp với người khác, nhưng ý nghĩa và cảm xúc mỗi tác phẩm khác nhau. Tôi vẫn rất tự tin và tự hào với “đứa con đẻ” của mình!”.

Với cảm quan của những ai xem hai tác phẩm, thật khó đoán chắc lời của Phạm Đình Tiến nói chưa từng biết đến tác phẩm của Philippe Morel là thật hay không, cũng như chuyện “tư tưởng lớn gặp nhau” trong sáng tạo là cách giải thích không dễ thuyết phục.

Tuy nhiên, đó có phải là tiêu chí để nhìn nhận vấn đề hay không thì điêu khắc gia Nguyễn Xuân Tiên nêu quan điểm: “Tôi nghĩ nghệ thuật là tiếng chuông chứ không phải cái chuông. Hai cái chuông giống nhau nhưng phát ra những âm thanh khác nhau, đó vẫn là nghệ thuật!”.

Mặt khác, mỗi loại hình nghệ thuật có đặc thù khác nhau. Khi đánh giá một tác phẩm phải dựa trên đặc thù của loại hình nghệ thuật đó. Hiện tại, dư luận về giải thưởng Triển lãm điêu khắc TP.HCM 2016 mới chỉ là những nghi vấn trên mạng, chưa phải là thông tin hướng đến ban giám khảo.

Nhưng điêu khắc gia Bùi Hải Sơn nói rằng anh không né tránh mà sẽ hướng đến giải quyết vụ việc một cách có tình có lý: “Tôi nghĩ những nhận định về việc này nên thận trọng. Tác giả là một điêu khắc gia trẻ, có nhiều nhiệt huyết sáng tạo, một nhận định sai có thể làm ảnh hưởng hay hủy hoại sự nghiệp của một con người. Trách nhiệm thuộc về hội đồng, nên nếu cần chúng tôi sẽ cùng ngồi lại để đưa ra kết luận chính thức chứ không để mọi việc buông xuôi”.

Ngoài Cuộn, một tác phẩm khác của Phạm Đình Tiến tại Triển lãm điêu khắc TP.HCM cũng được đưa ra so sánh với tác phẩm nước ngoài.

Trên trang cá nhân, họa sĩ Hồ Minh Quân có sự so sánh tác phẩm Ngày dài của Phạm Đình Tiến với tượng của tác giả Hans Jorg Limbach (Đức).

Có thể thấy tư thế của hai tượng na ná nhau, nhưng tượng của Phạm Đình Tiến được sáng tạo theo phong cách siêu thực, gợi nhớ những bức tranh về thời gian của danh họa Tây Ban Nha Salvador  Dali (1904 – 1989).

Kể ra thì vẻ đẹp tư duy của con người được điêu khắc khai thác nhiều. Kể từ khi tác phẩm nổi tiếng Người suy tưởng của thiên tài điêu khắc Pháp Auguste Rodin (1840 – 1917) ra đời, các điêu khắc gia sau này không ngừng tìm kiếm vẻ đẹp của đề tài này.

Tượng của Hans Jorg Limbach hay của Phạm Đình Tiến cũng đi theo đề tài đó. Một họa sĩ khác cũng đưa ra bức Adrei Sarakhov của tác giả Peter Shapiro đặt tại Mỹ để mọi người thêm tư liệu đối chiếu.

Điêu khắc gia Nguyễn Xuân Tiên cho biết thực ra các tác phẩm đề tài tình yêu, tình mẫu tử… của các tác giả Việt Nam cũng có hình thức na ná nhau. Nhưng giới hạn đâu là sự trùng hợp, đâu là sự ảnh hưởng trong sáng tạo, đâu là sự sao chép… thì câu trả lời phải đặt ở các hội đồng và chuyên gia để có ý kiến xác đáng nhất.

 

Xem các bức điêu khắc của Phạm Đình Tiến và Auguste Rodin, Hans Jorg Limbach và  Peter Shapiro: 

Ngày dài - tác phẩm của Phạm Đình Tiến
Ngày dài - tác phẩm của Phạm Đình Tiến
Người suy tưởng của Auguste Rodin
Người suy tưởng của Auguste Rodin
Tác phẩm của Hans Jorg Limbach (Đức)
Tác phẩm của Hans Jorg Limbach (Đức)
Tượng Andrei Sakharov của Peter Shapiro đặt bên nhà hàng Nga House & Lounge tại Washington DC
Tượng Andrei Sakharov của Peter Shapiro đặt bên nhà hàng Nga House & Lounge tại Washington DC

 

QUANG THI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp