Người ta biết tới mành trúc Tân Thông Hội được làm hoàn toàn bằng đôi bàn tay của những người thợ lành nghề.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km, dọc Quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi vẫn còn hiếm hoi số ít hộ làm nghề làm mành trúc truyền thống này.
Nghề làm mành trúc xuất khẩu tại Củ Chi, TP.HCM - Thực hiện: NAM TRẦN
Ghé qua xưởng làm mành trúc hiếm hoi còn lại của ông Nguyễn Hữu Bèn (47 tuổi), mới thấy được sự tỉ mỉ, công phu của nghề truyền thống này.
Ông Bèn kể lại câu chuyện bắt đầu với nghề mành trúc rằng, theo nghề từ đó tới giờ cũng hơn 20 năm, bởi thích, đam mê cái nghề này, sau này có truyền cho con nó theo hay không chưa biết!
Ông Bèn cho hay, từ năm 1980 tới năm 2000 ở Củ Chi làm nghề mành trúc nhiều lắm, chủ yếu làm cho Liên Xô và Đông Âu. Thậm chí có thời điểm đỉnh cao một năm làm đến 4 triệu m2.
Cái quan trọng hiện tại để mà duy trì nghề là phải tìm được nhiều thị trường ổn định hơn nữa, để có thể duy trì việc cho thợ đều nếu không thì họ bỏ, ông Bèn chia sẻ.
Nghề làm mành trúc hiện tại, giống như ông Bèn nói, đang thoi thóp, chết dần. Thị trường thì vẫn luôn có nhưng có đáp ứng được hay không, có ai tiếp tục theo nghề hay không chính là điểm sống hay chết của nghề lúc này.
Hay nói cách khác, nghề mành trúc truyền thống tại Sài Gòn vẫn chưa có ai thừa kế.
Từ thân những cây trúc, người dân cắt ra thành những đoạn dài khoảng 6cm sau đó đem phơi khô.
Các ống trúc khô sẽ được thu mua từ người dân và lại phát cho một số gia đình để xâu lại thành trục dài. Việc xâu trúc tạo ra việc làm cho hàng trăm người dân tại các ấp của vùng này. Đặc biệt cho những người không có công ăn việc làm, không thể làm việc trong các xí nghiệp hoặc người già.
Sau đó trúc được xâu sẽ được gom lại tại xưởng giựt mành, sơn và vẽ hoa văn. Riêng tại cơ sở của ông Bèn hiện tại còn khoảng hơn 30 người làm.
Tại đây, những bàn tay khéo léo của từng người thợ sẽ tô điểm cho từng chiếc mành trúc còn thô ráp, để tạo nên những chiếc mành rực rỡ sắc màu. Trung bình, một thợ sơn mành trúc có thể làm được khoảng 3 chiếc/ngày, tương đương tiền công cũng khoảng 300 ngàn.
Được biết, thị trường nhu cầu sử dụng mành trúc trong thời gian tới vẫn rất lớn, đặc biệt là xuất khẩu nhưng
Việc nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường và ký được những hợp đồng ổn định là những yếu tố quyết định công nhân có ở lại với mình, có làm nghề hay sẽ bỏ nghề.
Công đoạn sơn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải chăm chút cho từng "nét vẽ" để tạo nên những bức tranh sống động trên từng mành trúc thô.
Ông Bèn chia sẻ, người ta không thích làm nghề này bởi không tự do, không được sạch sẽ cho lắm chứ thị trường nhu cầu vẫn rất lớn, đặc biệt là xuất khẩu. Hiện tại, sản phẩm mành trúc tạo ra chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Ông Bèn cho hay, mặc dù người Việt không còn mấy ai xài đồ này nữa nhưng thị trường nước ngoài vẫn ưu chuộng, duy trì tiêu thụ khá ổn định. Chính vì vậy mà ông vẫn theo.
Nhiều người không thích làm nghề này vì cho rằng thời vụ và không được sạch sẽ cho lắm.
Hầu hết những người thợ làm mảnh trúc tại đây đều gắn bó với nghề từ rất lâu,
Hiện tại, sản phẩm mành trúc tạo ra chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Chính vì vậy tại xưởng của ông Bèn vẫn duy trì đều số lượng sản phẩm cho các thị trường.
Nghề làm mành trúc truyền thống hiện tại giống như ông Bèn nói, đang lụi tàn. Thị trường thì vẫn luôn có nhưng có đáp ứng được hay không, có ai tiếp tục theo nghề này hay không chính điểm sống hay chết của nghề.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận