23/09/2024 20:31 GMT+7

Nghe lại nhạc Đoàn Chuẩn, Phú Quang, Trọng Đài… mừng Ngày Giải phóng thủ đô

Loạt nhạc phẩm đi cùng năm tháng về Hà Nội sẽ được vang lên tại phòng hòa nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (Hà Nội) kỷ niệm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954).

Nghe lại nhạc Đoàn Chuẩn, Phú Quang, Trọng Đài… mừng Ngày Giải phóng thủ đô - Ảnh 1.

Từ trái qua: Các nghệ sĩ Ngọc Châm (Vàng son một thuở), Tân Nhàn, Quốc Hưng - Ảnh: BTC

Chương trình do khoa thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của Vàng son một thuở Vietnamshow, sẽ được diễn ra lúc 20h ngày 4-10 tới tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

Cảm xúc tháng 10 kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập học viện.

Hai năm sau ngày Giải phóng thủ đô, Nhạc viện Hà Nội ra đời (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Lịch sử học viện cũng đồng hành với những thời khắc thăng trầm của Hà Nội. Vì thế Cảm xúc tháng 10 được tổ chức như một lời tri ân đến thủ đô thân thương.
NSND Quốc Hưng, phó giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam

Nghe lại loạt nhạc phẩm kinh điển về Hà Nội

Đêm nhạc Cảm xúc tháng 10 có 4 chương với các chủ đề và không gian âm nhạc khác nhau.

Chương một "Thăng Long - Hà Nội" gồm các tác phẩm thính phòng cổ điển, những bài ca đi cùng năm tháng như Người Hà Nội (của Nguyễn Đình Thi), Bài ca Hà Nội (Vũ Thanh), Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân)…

Ba chương tiếp theo gồm "Hà Nội ngày tháng cũ", "Hà Nội những mùa nhớ" và "Khúc hát người Hà Nội" lột tả vẻ đẹp của đất và người Hà Nội trong quá khứ lẫn hiện tại.

Khán giả sẽ gặp lại nhiều ca khúc quen thuộc: Hà Nội đêm trở gió (Trọng Đài), Nhớ về Hà Nội (Hoàng Hiệp), Lãng đãng chiều đông Hà Nội (Phú Quang), Hà Nội 12 mùa hoa (Giáng Son), Hà Nội mùa lá rụng (Hoàng Nhật Minh), Xẩm Hà Nội (Nguyễn Quang Long), Hà Nội ngày tháng cũ (Song Ngọc)…

Trong đó chương 4 mang màu sắc trẻ trung, hiện đại, gần gũi giới trẻ.

Không chỉ có thính phòng, cổ điển

Theo thông tin gửi báo chí, chương trình quy tụ nhiều "cây vocal" (mạnh về giọng hát) như NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, NSƯT Lan Anh, NSƯT Tân Nhàn, còn có cả Đào Tố Loan…

Cùng với đó là các thầy cô được đào tạo và có thế mạnh về nhạc thính phòng - cổ điển của học viện như Phúc Tiệp, Mạnh Hoạch, NSƯT Phương Nga, NSƯT Phương Uyên..

Liệu có khiến khán giả cảm thấy ngột ngạt hoặc chuyên môn quá?

Ca sĩ Tân Nhàn - trưởng khoa thanh nhạc - chia sẻ đọc thông tin đêm nhạc do các giảng viên của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hát, không ít người sẽ tưởng chắc chương trình chỉ có opera, thính phòng. 

"Chúng tôi hát nhiều thể loại, từ thính phòng cổ điển tới dân gian, nhạc nhẹ", nghệ sĩ nói.

Tân Nhàn ví dụ Phúc Tiệp - một cây thính phòng chính hiệu - sẽ hát bài Gửi người em gái miền Nam (nhạc Đoàn Chuẩn, lời Từ Linh).

Giọng nam cao Mạnh Hoạch chuyên hát những bài kinh điển thế giới sẽ hát Hà Nội mùa lá rụng (nhạc sĩ Hoàng Nhật Minh) nhẹ nhàng, lãng mạn không ngờ.

Hay Khánh Ly và Hương Diệp, chuyên trị thính phòng, sẽ trình bày một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Giáng Son là Hà Nội 12 mùa hoa.

Ngoài những cái tên trên, đêm nhạc còn có sự tham gia của các nghệ sĩ Anh Thơ, Quang Hà, Lê Anh Dũng, Nguyên Vũ, Bích Hồng; các ca sĩ trẻ như Hương Ly, Ngọc Định, rapper Mezzo, nghệ sĩ piano Bùi Đăng Khánh… và cả những sinh viên của trường đã giành giải trong nước và quốc tế thời gian qua.

Nghe lại nhạc Đoàn Chuẩn, Phú Quang, Trọng Đài… mừng Ngày Giải phóng thủ đô - Ảnh 3.Thầy trò nhạc viện hát Cung Tiến, Trịnh Công Sơn, Phú Quang mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Mùa thu vàng - đêm nhạc thường niên của các thầy trò Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhưng đã gây bất ngờ cho khán giả tối 17-11 khi các giảng viên thanh nhạc đã mạnh dạn hát nhạc trữ tình, nhạc trẻ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp