12/09/2017 11:30 GMT+7

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn

NAM TRẦN - HỮU THUẬN
NAM TRẦN - HỮU THUẬN

TTO - Nằm sâu trong con đường Nguyễn Duy Cung (P.12, Q.Gò Vấp), không ồn ào, không náo nhiệt, ít ai biết còn tồn tại một “làng nghề” truyền thống đúc lư đồng hơn nửa thế kỷ mang tên An Hội.

Làng đúc lư đồng An Hội xưa xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và phát triển theo những thăng trầm của lịch sử, cùng với quá trình đô thị quá của Sài Gòn.

Thế nhưng đến nay, với tốc độ phát triển nhanh cùng những biến động của thị trường, đã khiến nghề làm lư đồng nổi tiếng một thời dần bị mai một, mất đi theo năm tháng. Đến nay chỉ còn một số xưởng nhỏ và hộ gia đình còn bám nghề.

Nghề đúc lư đồng còn sót lại - Thực hiện : NAM TRẦN

Có mặt tại một trong những xưởng đúc lư đồng truyền thống còn sót lại mang tên Hai Thắng của gia đình ông Trần Văn Thắng (70 tuổi), với hơn nửa thế kỷ theo nghề, mới thấy được không khí thực sự của một "làng nghề" truyền thống ngay giữa Sài Gòn tấp nập.

Suốt hơn 50 năm qua, ông Thắng và các con vẫn quyết giữ lửa và bám cái nghề này, dẫu trải qua bao thăng trầm của sự phát triển đô thị.

Như ông Thắng nói: "Hồi đó tới giờ tôi sống với nghề, ăn, ngủ, lớn lên và ăn học với cái nghề này mà không thể bỏ được."

Hiện tại hai con trai và gái của ông Thắng cũng được truyền dạy lại nghề, ai cũng thạo và bám cùng nghề.

Một số xưởng lẻ tẻ còn lại tại đây cũng do chính ông Thắng là người truyền dạy lại nghề cho.

Khi được hỏi ông nghĩ gì khi nghề ngày một mất dần theo năm tháng và làm sao để có thể truyền nghề, ông Thắng cho biết, làm cái nghề này phải khoái, phải yêu nó thực sự thì mới học được, làm được. Nếu không khoái, nhất định không thể làm.

Ông cũng kể, nhiều người tìm đến ông để xin học nghề nhưng rất ít người ông nhận, bởi ông cảm thấy họ không yêu nghề nên nhất định không truyền.

Đúc lư đồng là công việc khá vất vả, trải phải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ thuật cao mà còn khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì trong mỗi khâu.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Từ khi là một cục đất, bột tro trấu, miếng sáp cho tới khi thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chiếc lư đồng trải qua cả chục công đoạn và mỗi người chỉ đảm nhận một việc.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Trước hết là làm khuôn (khuôn ruột và khuôn vỏ) là khâu vô cùng quan trọng. Khuôn ruột làm từ đất sét lẫn cát. Loại đất đáp ứng yêu cầu này thường được đặt mua từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, đem nghiền nhuyễn, sàng lọc thành bột rồi được trộn với tro trấu.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Khuôn hỗn hợp đất và tro được đem phơi khô

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Khuôn ruột của chiếc lư đồng được tạo thành đất sét

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Tiếp đến là đúc khuôn sáp từ sáp ong trộn với sáp đèn cầy, công đoạn này đòi hỏi người thợ có tay nghề cao và khéo. Bởi khuôn sáp chính là hình ảnh của bộ lư đồng khi thành hình sau này.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Khuôn sáp sẽ được chuyển cho người thợ khác bọc các lớp đất sét giã nhuyễn bên ngoài, loại đất này nhất định phải thật mịn để sau khi đúc sẽ không bị rỗ.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 8.

Sau khuôn sẽ được phơi khô, rồi được đổ đồng đã nóng chảy vào bên trong. Đây là công việc cầu kỳ, đòi hỏi những người thợ phải thực sự lành nghề.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 9.

Việc pha chế đồng trước khi nung chảy cũng đặc biệt công phu và quan trọng. Theo ông Thắng, pha chế đồng trong nghề đúc lư không chỉ pha theo công thức mà phải lượng theo kinh nghiệm tay nghề của mỗi người, mỗi xưởng lại có một cách chế khác nhau, tạo ta những sản phẩm đặc trưng làm nên thương hiệu riêng biệt

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 10.

Cuối cùng là đập bỏ khuôn đất để chuyển sang khâu làm nguội

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 11.

Các công đoạn làm nguội gồm các công đoạn mài giũa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 12.

Các chi tiết được những người thợ nguội tỉ mỉ trau chuốt

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Ông Thắng kể lại, hiện nay cả khu chỉ còn 5 hộ gia đình gắn bó với nghề lư đồng truyền thống này. Ông cũng lớn tuổi, chỉ mong cái nghề này sẽ đi với thời gian và mong con cháu yêu nó, tiếp nối nó. Ông cũng chỉ mong chính quyền có những chính sách, cơ chế đặc thù đối với những xưởng đúc lư đồng truyền thống này, hơn hết lại nằm giữa thành phố.

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn - Ảnh 14.

Hiện tại, riêng xưởng Hai Thắng một năm tạo ra được khoảng hơn một nghìn sản phẩm lư đồng thờ cúng, tạo công ăn việc làm cho gần 10 nhân công với thu nhập khá ổn định. Chị Trần Thị Thu Xương, 47 tuổi, là con gái ông Thắng cho biết, thấy cha mình vô cùng yêu nghề, chị vô cùng tiếc nếu mai này nghề của cha ông bị mai một, mất đi. Chính vì vậy, chị tìm mọi cách, cũng giống như cha sẽ cùng em trai gắn bó với nghề.

NAM TRẦN - HỮU THUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp