04/04/2023 11:50 GMT+7

Nghề bếp - chỉ đam mê chưa đủ

Trải lòng cùng Tuổi Trẻ, đầu bếp 9X Trần Lê Thanh Thiện kể rằng từ bé đã thích bếp rồi nhưng hướng của gia đình là phải học cái gì đó ổn định chứ bếp thấy "hổng gì chắc chắn".

Trần Lê Thanh Thiện làm bánh trong sự kiện do Ủy ban cố vấn trái sung California tại Đông Nam Á tổ chức -  Ảnh: NVCC

Trần Lê Thanh Thiện làm bánh trong sự kiện do Ủy ban cố vấn trái sung California tại Đông Nam Á tổ chức - Ảnh: NVCC

"Hồi đó học hóa cũng tốt mà thi dược không đủ điểm nên chuyển qua học quản trị kinh doanh vì nghĩ làm văn phòng chắc sẽ ổn định" - Thiện mở đầu cuộc trò chuyện.

Nghề bếp, đam mê chỉ là điều kiện đủ, điều kiện cần phải là cố gắng và chăm chỉ học tập. Cả những điều biết rồi vẫn phải học hỏi không ngừng, chăm chỉ và tận tâm.

TRẦN LÊ THANH THIỆN

Yêu bếp từ tài nấu nướng của mẹ

* Từ khi nào bạn nhận ra mình khoái vào bếp và nấu ăn?

- Mẹ tôi nấu ăn ngon lắm. Quán bán đồ ăn sáng của mẹ ngày nào cũng hết sớm. Mỗi lần nhà có đám tiệc gì cũng một tay mẹ nấu. Từ lúc học THPT, mẹ đã chỉ cho tôi nấu và lúc đó học xa nhà nên tôi đã tự biết nấu ăn rồi.

Theo ý gia đình, tôi tạm gác lại đam mê nghề bếp, học đại học và tốt nghiệp đúng hạn. Lúc đang theo học thạc sĩ chương trình được một trường ĐH bên Mỹ liên kết đào tạo tại Việt Nam song tranh thủ dịp hè, tôi xin tiền gia đình qua Singapore theo một vài khóa học làm bánh ngắn hạn. Sau đó có đi làm ở một quán quen buổi tối và bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn về ẩm thực.

* Sao không phải là đứng bếp hay trở thành đầu bếp chính cho một nơi nào đó mà lại chọn nghiên cứu?

- Tôi thích giảng dạy và truyền đạt, tìm tòi, chế biến ra các công thức hơn. Thực ra tôi vẫn vào bếp. Có trực tiếp đứng bếp, nấu và sáng tạo công thức theo cách của mình, rồi nhờ người khác dùng, cho ý kiến mới có thể hoàn chỉnh công thức trước khi công bố ra bên ngoài.

Song song đó, tôi tìm kiếm tài liệu để cập nhật kiến thức mới về ẩm thực, đặc biệt là ngành bánh, đồng thời tham gia một số cuộc thi nấu ăn. Bởi nếu nấu để sáng tạo, vì đam mê sẽ để tâm kiểu khác, còn nấu chỉ để ăn thì đơn giản hơn.

* Công thức cho một món ăn mang dấu ấn "bản quyền" của người sáng tạo thế nào?

- Dấu ấn cá nhân cũng nhiều nhưng thực ra cũng đi từ những món đơn giản được mình chế biến, sáng tạo theo công thức riêng rồi nấu thôi. Điều quan trọng là người ăn thấy thích, cảm giác ngon là được. Mà khẩu vị mỗi người không như nhau nên công thức mình có sáng tạo kiểu gì cũng cần đáp ứng tiêu chí phục vụ được số đông.

Có khi cũng với những nguyên liệu giống nhau, mình cho thêm một vài nguyên liệu khác sẽ tạo hương vị mới. Nấu, tự ăn, rồi mời người khác ăn, khi nào thấy vị của khách và của mình cảm nhận gần như nhau là có thể ra công thức món mới.

Kết nối đầu bếp trẻ

* Bạn vẫn tự nấu ăn hằng ngày chứ?

- Mỗi tuần chỉ có ngày nghỉ tôi mới tự đi chợ nấu ăn được thôi chứ công việc cũng nhiều, bận quá nên cũng thường ăn ngoài là chính. Công việc giảng dạy tại khoa quản trị du lịch - nhà hàng - khách sạn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng cho mình cơ hội gần như kiểm tra, đánh giá món ăn của sinh viên mỗi ngày, cũng có thể xem là một cách rèn tay nghề nấu nướng của mình.

* Hiệp hội Siêu đầu bếp thế giới tại Việt Nam cùng những khóa học miễn phí cho các bạn trẻ đặc biệt của các bạn tới đâu rồi nhỉ?

- Hiệp hội tập hợp những đầu bếp yêu nghề, tạm gọi là nơi rèn luyện cùng nhau để tạo cơ hội cho các đầu bếp trẻ vươn ra thế giới, giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời kết nối với các nước. Anh em còn chung tâm huyết mong được làm điều gì đó cho cộng đồng.

Chương trình "Cho đi là còn mãi" chính là hiện thực hóa mong ước đó. Mỗi chương trình đào tạo miễn phí một lớp bếp và một lớp bánh, hướng đến các bạn trẻ cơ nhỡ, bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19 và đã hoàn thành hai chương trình. Chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn chìa khóa vào đời sao cho có thể tự lo cho bản thân, xa hơn lo cho gia đình.

* Anh mới vừa nhận vai trò phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Đầu bếp trẻ (thuộc Hội LHTN Việt Nam TP.HCM)...

- Câu lạc bộ là nền tảng để chúng tôi tiến tới hoàn thiện và thành lập Hội đầu bếp trẻ thời gian tới. Có thể nói TP.HCM hội tụ tinh hoa ẩm thực khắp mọi miền mà câu lạc bộ là nơi kết nối các đầu bếp trẻ. Chúng tôi kỳ vọng từ hoạt động của mình sẽ tạo động lực, hỗ trợ và thêm nhiều cơ hội hơn cho các bạn trẻ yêu nghề bếp.

Ngoài giảng dạy, anh đầu bếp sinh năm 1994, quê Kiên Giang ấy còn đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Đó là phó giám đốc dự án Trung tâm UNESCO Văn hóa ẩm thực Việt Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Siêu đầu bếp thế giới tại Việt Nam, cố vấn ẩm thực của Hội đồng xuất khẩu nông nghiệp bang California và Ủy ban cố vấn trái sung California tại Đông Nam Á, viện phó Viện Ứng dụng khoa học công nghệ và Đào tạo Mekong.

Thanh Thiện còn giữ vai trò đại sứ Ủy ban Du lịch Ẩm thực liên minh Công nghiệp Du lịch Nga tại Việt Nam, đại sứ hương vị ẩm thực toàn cầu, đại sứ Chefs Sans Frontieres. Mới nhất, anh tham gia làm giám khảo cuộc thi Malaysia Culinary World Cup 2023, cuộc thi Culinary Olympic Grand Prix 2023 tại Hàn Quốc.

"Tôi thấy mình may mắn khi quen được nhiều người bạn lớn đã chỉ dạy, hỗ trợ tôi nhiều điều khi làm nghề. Nhiều người nói tôi thành công song tôi tự nhắc bản thân phải học hỏi, trau dồi thêm nữa" - Thiện chia sẻ.

Đối thoại tuổi đôi mươi: Chỉ trong khó khăn, mình mới đủ lớn!Đối thoại tuổi đôi mươi: Chỉ trong khó khăn, mình mới đủ lớn!

TTO - Du học, làm việc cho công ty lớn của thế giới, dấn thân khởi nghiệp - ngã ba đường đầy cơ hội và không ít thử thách hiển hiện trước mắt chàng sinh viên Lê Yên Thanh vừa tốt nghiệp đại học khi ấy.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp