Một số bạn đọc cho rằng chính người nghe nhạc phải có "bộ lọc" để không phải than thân trách phận bị "nhạc té ghế" đầu độc. Và sự tò mò, thích "của lạ", những gì gây sốc, hội chứng đám đông... chính là mảnh đất màu mỡ cho "nhạc té ghế" sinh sôi nảy nở.
Mời bạn đọc tiếp tục tham gia chia sẻ ý kiến trong diễn đàn này.
Phóng to |
Phương My hóa trang bắt chước Lady Gaga trong clip Nói dối - Ảnh: chụp từ clip Nói dối |
Tôi thấy nhiều người cứ lên tiếng nói nghệ thuật là một khái niệm rất rộng, rồi tự mình cắt nghĩa rằng mỗi người đều có gu thưởng thức nghệ thuật riêng. Tôi không phải là người chỉ nghe người khác nói: "Có nhạc té ghế kìa, vào xem thử, khủng khiếp lắm!", là vào xem ngay và lên án những loại nhạc này theo số đông.
Tôi cũng có cái gọi là gu của mình, tôi xem và nhận thấy những thứ này quá tệ hại, không xứng đáng được gọi là nghệ thuật và lên tiếng phản đối. Tôi thấy điều này không có gì xấu xa, thiếu công bằng mà là chỉ nói lên sự thật.
Tại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt? |
Còn về nội dung, ca từ bài hát và ý nghĩa một video clip của ca khúc, thử hỏi đời sống của người Việt ta có giống dân Mỹ không mà lại đi so sánh? Tiếng Anh rất phong phú vì đó là ngôn ngữ được phổ biến khắp thế giới, nên nếu muốn dịch những bài hát của ông hãy trau dồi thêm kiến thức của mình để hiểu được những ý nghĩa sâu xa gửi gắm trong từng ca khúc.
Tôi chỉ xin đề nghị mọi người hãy nghe nhạc như một người có học thức. Âm nhạc đích thực phải có thể làm thức tỉnh người nghe, khiến hàng triệu triệu người phải suy nghĩ, vui buồn, cảm thông, tức giận...
Cần biết chọn nhạc mà nghe
Âm nhạc là để cảm nhận, mọi người ở những hoàn cảnh khác nhau có những cảm nhận khác nhau. Nhạc gọi là hay hoặc vô bổ còn tùy tư duy nhận thức và trình độ của người nghe. Vì vậy bạn nên chọn nhạc để nghe cho phù hợp với chính bạn đó là quyền của mình.
Có cầu mới có cung
Một phần lý do dẫn đến xuất hiện các ca khúc nghe “té ghế” này là quy luật thị trường, “có cầu mới có cung”. Song cầu đâu chưa thấy rõ, chỉ thấy từ khi xuất hiện các ca khúc kiểu này, không ít trẻ nhỏ đã viêm nhiễm tác phong không ra gì từ những ca khúc dạng này. Và đây là một điều rất tai hại ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
Hãy lập hội "Những người thích chuyện sốc"
Tùy trình độ văn hóa, nhận thức xã hội của mỗi người mà có những cảm nhận khác nhau về một vấn đề nào đó. Nếu một nhóm nhỏ người trong xã hội yêu thích những nhạc "té ghế" và nói rộng ra là yêu thích những thứ không phải là nghệ thuật, thì nên lập hội "Những người thích chuyện sốc" và các sản phẩm gây sốc chỉ nên lưu hành nội bộ.
Lẽ nào không nghe nhạc "té ghế" tức là... già
Tôi thuộc thế hệ 8X - tuổi không còn teen nhưng cũng không đến nỗi già. Nhưng nghe những ca khúc nhạc trẻ hiện nay, thật sự tôi không thể nghe hết trọn bài. Ở cùng phòng với nhỏ em sinh năm 1992, mỗi khi em mở nhạc là y như tôi phải chịu cực hình.
Không lẽ nói em tắt đi dùm chị với! Tôi nói sao mà chị thấy không thể hợp được với những bài hát thế này. Nó thì lại bảo bà chị này già rồi, chán. Chẳng lẽ khi mình nghe những bài như: Em ơi Hà Nội phố, Một mình, Khoảnh khắc, Giọt nắng bên thềm... thì mình lại bị chê là già ư?
Nghe nhạc "té ghế" để giải stress
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người bị stress và cần một chút buông thả, một chút khác lạ để giải tỏa. Nghe nhạc "té ghế" cũng vậy! Cũng giống như ăn mãi một thứ rồi cũng chán và thích món lạ, hay thấy ai đó làm gì rồ dại ngoài đường cũng muốn đến xem rồi sau đó bỏ đi. Bài hát muốn tồn tại lâu thì phải hay, còn nếu dở thì tự mất tăm thôi. Có gì mà lo lắng?
Lẽ nào tự chọn nghe rồi tự chửi?
Tôi thấy các bài hát đang bị cho là "té ghế" thật ra rất bình thường. Nếu ai không thì đừng nghe. Cũng như các bạn vào cửa hàng, biết sản phẩm không tốt mà vẫn mua, rồi sau đó quay lại chửi người bán? Lỗi đó là do mình chứ có phải ở họ đâu? Có ai ép bạn nghe đâu cơ chứ?
Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop? Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thật sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa? Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe? Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không? Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"? Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop". |
Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận