13/01/2025 19:29 GMT+7

Nghệ An có 275 cơ sở dôi dư sau sáp nhập phải bán đấu giá, thu hồi

Thực hiện việc sáp nhập địa giới hành chính, tỉnh Nghệ An hiện có 275 cơ sở dôi dư cần phải xử lý bán đấu giá, thu hồi.

Nghệ An có 275 cơ sở dôi dư sau sáp nhập giải quyết ra sao? - Ảnh 1.

Bà Đậu Thị Minh Loan - phó giám đốc Sở Tài chính Nghệ An - thông tin về việc xử lý cơ sở dôi dư sau sáp nhập tại buổi họp báo chiều 13-1 - Ảnh: DOÃN HÒA

Chiều 13-1, tại cuộc họp báo tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức, phóng viên Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi liên quan tới việc giải quyết thế nào với các trụ sở hành chính ở Nghệ An dôi dư sau sáp nhập, để tránh tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí.

Trả lời vấn đề này, bà Đậu Thị Minh Loan - phó giám đốc Sở Tài chính Nghệ An - thông tin rằng theo thống kê, đến nay tỉnh còn 275 cơ sở dôi dư sau sáp nhập cần xử lý bán đấu giá, thu hồi. Trong đó có 23 trụ sở cấp xã, 12 đơn vị sự nghiệp công lập và 240 nhà văn hóa thôn, xóm, bản.

Sở Tài chính Nghệ An đã đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện việc phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt. 

Với các cơ sở nhà, đất thuộc diện phải bán đấu giá, thu hồi chưa khai thác, sử dụng mà mục đích sắp xếp chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ giao cho tổ chức phát triển quỹ đất để quản lý, khai thác cho thuê đất và tài sản gắn liền đất (nếu có) ngắn hạn.

"Tiến độ xử lý tài sản công là các cơ sở, nhà đất dôi dư, Sở Tài chính hoàn toàn phụ thuộc vào các đơn vị và các ngành liên quan đề xuất phương án", bà Loan nói.

Theo Sở Tài chính Nghệ An, khó khăn hiện nay là thực tế phần lớn mục đích sử dụng của các cơ sở nhà đất dôi dư sau sắp xếp đều không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nghệ An có 275 cơ sở dôi dư sau sáp nhập giải quyết ra sao? - Ảnh 2.

Trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. Theo đề án, sở này sẽ hợp nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Ví dụ như quy hoạch trước sắp xếp là đất trụ sở, văn hóa… cá biệt một số cơ sở nhà đất còn là đất nông nghiệp, còn mục đích sắp xếp là đất ở dân cư, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Vì vậy chưa thể thực hiện bán đấu giá nếu chưa được điều chỉnh được các quy hoạch.

Vướng mắc này của tỉnh Nghệ An cũng là vướng mắc chung của cả nước, nên thời gian qua tỉnh Nghệ An và các địa phương khác đã có kiến nghị để Quốc hội, Chính phủ xem xét, tháo gỡ.

Mới đây, theo nghị quyết do Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành, về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Nghệ An, sau sắp xếp, tỉnh này giảm một đơn vị hành chính cấp huyện, từ 21 đơn vị còn 20 đơn vị; giảm 48 đơn vị hành chính cấp xã, từ 460 đơn vị hành chính cấp xã còn 412 đơn vị.

Theo tờ trình đề án để thực hiện sắp xếp tổ chức đảng và các cơ quan đảng cấp tỉnh, tỉnh Nghệ An dự kiến hợp nhất 12 sở, kết thúc hoạt động 11 đảng đoàn.

Làm sao giảm áp lực tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Vinh?

Nghệ An có 275 cơ sở dôi dư sau sáp nhập giải quyết ra sao? - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Khoa - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An - cho biết kế hoạch để giảm tải áp lực tuyển sinh vào lớp 10 ở thành phố Vinh - Ảnh: DOÃN HÒA

Cũng tại buổi họp báo, trả lời vấn đề cử tri quan tâm về việc thiếu trường THPT gây áp lực lên tuyển sinh vào lớp 10 ở thành phố Vinh, ông Nguyễn Văn Khoa - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An - cho hay sau 3 năm nữa học sinh lớp 9 trên địa bàn toàn tỉnh sẽ lên đến đỉnh với hơn 72.000 em, trong đó thành phố Vinh có hơn 9.000 em, quy mô 65.000 - 70.000 học sinh lớp 9 duy trì trong nhiều năm.

Để phù hợp với quy mô dân số và xu hướng phát triển, ngành giáo dục Nghệ An cũng đã có những giải pháp mở rộng quy mô trường lớp trên địa bàn thành phố Vinh.

Theo đó, sau khi sáp nhập thị xã Cửa Lò và 4 xã của Nghi Lộc, thành phố Vinh sẽ có 6 trường THPT công lập, tăng số trường công lập trên quy mô dân số.

Bên cạnh đó, sở cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để mở phân hiệu 2 của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng tại xã Nghi Ân; chỉ đạo các trường THPT tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng thêm phòng học trong điều kiện có thể để tăng quy mô tiếp nhận học sinh.

Tăng dần quy mô số lớp tại hai trường THPT chuyên Phan Bội Châu và chuyên Đại học Vinh, nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh của thành phố Vinh; Kêu gọi nhà đầu tư xây dựng thêm trường học để thực hiện xã hội hóa giáo dục…

Nghệ An có 275 cơ sở dôi dư sau sáp nhập giải quyết ra sao? - Ảnh 4.Sau sáp nhập phường ở thành phố.HCM, nhiều trụ sở công dôi dư thành nhà hoang

Thực hiện nghị quyết 1111 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức, thành phố.HCM dôi dư 75 trụ sở công. Mặc dù các địa phương đã có phương án xử lý, nhiều nơi vẫn đang bỏ trống, gây lãng phí.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp