15/11/2003 06:21 GMT+7

Ngày nhà giáo

NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)
NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)

TT - Những năm gần đây, cứ đến tháng mười một là nhiều cửa hàng, siêu thị lại tung ra những phiếu quà tặng, những phần quà gói sẵn. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng có khi bằng cả tháng lương hoặc hơn nữa. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh khá giả, giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.

4JFtxwjn.jpgPhóng to
TT - Những năm gần đây, cứ đến tháng mười một là nhiều cửa hàng, siêu thị lại tung ra những phiếu quà tặng, những phần quà gói sẵn. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng có khi bằng cả tháng lương hoặc hơn nữa. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh khá giả, giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.

Hình ảnh những phụ huynh đến ngày 20-11 chở hàng chục túi quà đắt tiền đến từng nhà phân phát cho các thầy cô dạy con em mình không còn lạ đối với mọi người ngày nay. Có những phụ huynh suốt năm học không bao giờ đến gặp thầy cô để hỏi thăm việc học của con em mình. Đại hội cha mẹ học sinh tổ chức ở lớp, giáo viên chủ nhiệm mời họ cũng không đi.

Thế nhưng đến Ngày nhà giáo thì họ lại tìm đến tận nhà để "chúc mừng" thầy cô bằng những món quà sang trọng đắt tiền. Phải chăng phụ huynh khi tặng thầy cô những món quà đắt tiền là gửi cho thầy cô một "thông điệp": "hãy nhẹ tay" đối với con em của mình? Và người giáo viên khi nhận một món quà đắt tiền coi như đã "mắc nợ" và không thể "nặng tay" đối với "chủ nhân con" của món quà ấy?

Dần dần việc tặng quà nhân Ngày nhà giáo đã hình thành trong một bộ phận học sinh suy nghĩ lệch lạc: phải tặng quà thầy cô giáo mới là biết ơn thầy cô, quà tặng càng đắt tiền thì lòng biết ơn càng lớn (!).

Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, tôi đang học trung học. Mỗi năm đến ngày 20-11, lớp chúng tôi và nhiều lớp khác cũng có tổ chức kỷ niệm Ngày nhà giáo. Ngày ấy toàn trường chúng tôi chỉ học buổi sáng nên các lớp đều tổ chức kỷ niệm vào buổi chiều.

Lễ kỷ niệm diễn ra thật giản dị: không bánh, không trà và cũng không quà nhưng thật vui và có ý nghĩa. Học sinh nào có khả năng văn nghệ sẽ giúp vui vài bài hát theo kiểu "cây nhà lá vườn". Thầy cô dạy lớp được mời đến dự kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm vui buồn thời đi học cũng như trong nghề nghiệp. Lồng trong những câu chuyện ấy là những bài học giáo dục rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc mà đến ngày nay chúng tôi vẫn còn nhớ. Rồi cả lớp - không phân biệt giàu nghèo - cùng đi đến nhà những thầy cô không đến dự được hoặc thầy cô cũ để chúc mừng.

Kể lại những chuyện ấy chắc lớp học sinh ngày nay cho là chúng tôi lạc hậu, quê kệch. Có lẽ các em cho rằng phải tặng thầy cô những món quà đắt tiền mới là biết ơn thầy cô (!). Còn một số phụ huynh bảo phải tổ chức những buổi liên hoan mặn tưng bừng, phải ép các thầy (có khi cả các cô) uống say đến độ "quên đường về" thì mới là biết cách tổ chức Ngày nhà giáo!

Mong sao ngày 20-11 được trả lại đúng nghĩa của nó là ngày tôn vinh thầy cô giáo. Đừng để những món quà trên mức tình cảm làm vơi đi ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ ấy.

NGUYỄN ANH DÂN (Đồng Tháp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp