Các chiến sĩ tại Lữ đoàn 146 gói bánh chưng cùng các nghệ sĩ và đoàn viên thanh niên - Ảnh: DUYÊN PHAN |
Những hoạt động này nối dài niềm vui ăm ắp của Ngày hội Mùa xuân biển đảo lần 6 - 2017.
14h, các cán bộ, chiến sĩ và cán bộ, thanh niên đoàn công tác đã có mặt tại sánh trước Nhà truyền thống của lữ đoàn 146 để tham gia gói bánh chưng, trang trí cây hoa đào, hoa mai để tô điểm cho tết của lính xa nhà.
Cả một khoảng trước hội trường huyên náo vì có hàng chục chiến sĩ, thanh niên cùng tham gia gói những chiếc bánh chưng đầu tiên cho những người lính biển lần đầu tiên ở lại trong quân ăn tết.
Thoăn thoát cắt lá, đặt dây lạt vào khuôn và cho gạo, nhân vào giữa để làm bánh chưng, chiến sĩ Bùi Xuân Lâm (19 tuổi, quê Thái Bình, lữ đoàn 146) - nói “đây là tết đầu tiên em xa nhà nhưng vui lắm vì đứa nào cũng trẻ, vui tính”.
Lâm nói, ở quê mình cũng hay gói bánh chưng cùng gia đình mỗi độ tết đến nên thạo lắm. Năm nay, vào lính và ở luôn trong này không về nên tham gia chương trình gói bánh cho đỡ nhớ nhà. Lâm cũng lý giải sự háo hức của mình vì vào lính đầu năm 2016 và đang chờ chuyến đi làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa (đợt tháng 3 hoặc tháng 7-2017) tới đây.
Còn chiến sĩ Lê Quyết Thắng (19 tuổi, quê Hà Nội, lữ đoàn 146) - vui mừng thông báo em tham gia gói bánh chứng cho các anh em ở lại chứ “bốn em ra quân, được về nhà. Thắng là lính Trường Sa nhưng do năm ngoái bị thương nên được chuyển về phẫu thuật và công tác luôn trên đất liền cho đến khi ra quân.
Thắng nói đã ăn tết xa nhà một năm và “thấy vui lắm anh ạ vì lần đầy tiên cảm nhận tết với các bạn bè cùng trang lứa ở khắp mọi miền. “Em dự định tết xong sẽ ôn thi và sang năm sẽ thi vào ĐH Công nghiệp. Bỏ lâu cũng sẽ khó nhưng chắc chắn em sẽ phải cố gắng rất nhiều”, Thắng tâm sự.
Tại lữ đoàn 954, các sĩ quan, chiến sĩ và đoàn công tác gồm các đạo diễn, ca sĩ, diễn viên… đã có buổi giao lưu văn nghệ, trò chơi rất tình cảm. Đại úy Chu Văn Dương - biên đội trưởng phi đội chống ngầm (KA28) - cho biết nhiệm vụ của đơn vị là tìm kiếm, tiêu diệt các tàu ngầm xâm phạm vùng biển tổ quốc.
Gia đình ở Đà Nẵng và nhiệm vụ của người lính thường xuyên nên Dương ít có dịp để gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ, diễn viên như lần này.
Dịp này, nhiều ông đồ trẻ có mặt trong đoàn cũng vô cùng “đắt sô” vì nhiều sĩ quan, chiến sĩ đến xin chữ. Những chữ thư pháp được các ông đồ viết trên những tờ giấy hoặc viên đá nhỏ để tặng nhanh trong niềm vui khôn xiết của những chàng lính “bay trên biển”…
Đại tá Trần Văn Vinh - chính ủy Lữ 954 - cho biết đơn vị có ba phi đoàn thường trực gồm Trực thăng EC-225 (đóng tại TP Vũng Tàu) , KA-28 và thủy phi cơ DHC-6 (đóng tại TP Cam Ranh) thực hiện các nhiệm vụ dò tìm, tiêu diệt tàu ngầm đich, tìm kiếm cứu nạn và vận chuyển hàng hóa, tiếp vận các đảo, giàn DK1...
Theo đại tá Vinh, dù mới chuyển đơn vị vào TP Cam Ranh (trước đây đóng ở Đà Nẵng) hơn 2 năm nhưng đơn vị đã thực hiện hơn 2000 giờ bay với rất nhiều nhiệm vụ do Quân chủng hải quân, Quân đội nhân dân VN giao phó.
Đại tá Vinh cho biết những máy bay của đơn vị là thế hệ máy bay hiện đại nên các sĩ quan chiến sĩ đã có thời gian học tập trong thời hạn 2 năm tại Canada để điều khiển những phương tiện này.
Sáng 11-1, tại Quân cảng Cam Ranh (TP Cam Ranh, Khánh Hòa), Bộ chỉ huy Vùng 4 Hải quân cũng đã tổ chức lễ đón trang trọng ba tàu công tác (571, 561 và 936) trở về từ Trường Sa sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Đại tá Nguyễn Công Sơn - chính ủy Vùng 4 Hải quân - cho biết đây là đợt đón, thay quân vừa hoàn thành nhiệm vụ ở Trường Sa. Trước đó, ba chuyến tàu này cũng đã chở các cán bộ, chiến sĩ ra Trường Sa để nhận nhiệm vụ. Đợt này, các cán bộ, chiến sĩ, thanh niên và các nhà báo cũng đã có chuyến công tác hơn 20 ngày đi thăm, tặng quà, chúc tết bộ đội ở Trường Sa. Tối nay đêm biểu diễn giao lưu - một hoạt động chính của Ngày hội - sẽ được tường thuật trực tiếp trên tuoitre.vn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận