28/06/2018 10:38 GMT+7

'Ngày Gia đình với tôi chỉ cần là một bữa cơm gia đình'

TÚ NGUYÊN
TÚ NGUYÊN

TTO - Nhân ngày Gia đình Việt Nam, bạn đọc Tú Nguyên chia sẻ 'bữa cơm gia đình' có thể lở một quán cóc nho nhỏ nào đó hay sang hơn ở một nhà hàng cũng được. Quan trọng là việc làm này nên duy trì để gắn kết giữa mọi người trong gia đình với nhau.

Trong cuộc sống có biết bao gia đình vì lo toan cơm áo gạo tiền nên cho dù chung sống trong một mái nhà mà mỗi thành viên mạnh ai nấy sống, sự gắn kết tình cảm truyền thống trong mối dây liên hệ ông bà, cha mẹ, con cái… ngày càng lỏng lẽo, càng xa rời nhau.

Đó là nguy cơ căn bệnh "trầm cảm tập thể", một trong nhiều nguyên nhân gây ra không ít hệ lụy trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Bữa cơm gia đình ấm áp, yêu thương, mỗi gia đình nên nhín chút thời gian để tận hưởng, là điều nên làm để mỗi gia đình thêm hạnh phúc, cũng là nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam.

Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương không đơn thuần là sự thấu hiểu tâm tư nguyện vọng những thành viên và sẻ chia công việc, nó còn một ý nghĩa nhân văn là bình đẳng giới trong gia đình.

Với con cái, một điểm tốt cho con rất cần được phát huy và trái lại những hạn chế, thiếu sót con cái cần được đông viên khuyến khích trẻ kịp thời làm tốt hơn nữa.

Chỉ là một việc nhỏ thôi, nhưng bữa cơm gia đình, người vợ sẽ cảm thấy mình không đơn độc trong công việc nội trợ, họ sẽ cảm thấy được thêm sự ấm áp và niềm vui được tăng lên gấp bội.

Người chồng sẽ nhận thức đây không chỉ đơn giản là chia sẻ trách nhiệm giúp vợ nấu nướng mà đó là hạnh phúc.

Tính chất đặc thù nghề nghiệp của mỗi thành viên trong gia đình không cho phép gia đình nào cũng có một công thức hạnh phúc bất di bất dịch như thế. Có thể có một bữa cơm gia đình ở một quán cóc nho nhỏ nào đó hay sang hơn ở một nhà hàng cũng được.

Điều cốt lõi là nơi nào cũng được, miễn là nơi ấy có được sự quan tâm thấu hiểu và sẻ chia từ công việc nhà, biểu dương cái tích cực cái tốt, an ủi, động viên và chia sẻ ngọt bùi cũng như những khó khăn chuyện gia đình, cơ quan đến xã hội.

Để có thêm hương liệu sống trong bữa cơm hạnh phúc, cả chồng lẫn vợ phải chịu khó ngồi lại nghe nhau nói, cho dù đôi khi chẳng muốn nghe vì không cần thiết!

Cố nhớ ngày sinh nhật của nhau và tập tành tặng nhau một bó hoa nho nhỏ vào những ngày kỷ niệm giới, tranh thủ thời gian chở nhau đi, đi mua sắm chẳng hạn, cho dù phải đợi nhau hằng giờ.

Những thời khắc hiếm hoi được chia sẻ bên nhau, những việc làm nho nhỏ đó sẽ được tái hiện và là cơ hội làm ấm lại tình yêu thuở ban đầu vợ chồng, là con ốc vít siết chặt tình nghĩa ông bà, cha mẹ, con cái.

Vì thế Ngày Gia đình Việt Nam, trong mỗi gia đình không thể thiếu trong bữa cơm gia đình ấm áp đầy ấp yêu thương và hạnh phúc.

Và nếu có thể được, không cứ gì phải đến ngày kỷ niệm này, mỗi chiều thứ bảy nhất định sẽ có một mâm cơm tương đối thịnh soạn ở bất cứ nơi nào tùy vào tình hình tài chính của mỗi gia đình thì chẳng là thú vị lắm sao?

Trong cuộc sống bộn bề lo toan mỗi người một việc như hiện nay, theo bạn có cần thiết duy trì bữa cơm gia đình? Làm cách nào để dung hòa giữa công việc và gia đình riêng? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

Nói và không nói gì trong bữa cơm gia đình?

Theo khoa học thì trong bữa ăn không nên nói chuyện. Nhưng ở Việt Nam ta bữa ăn thường là thời gian để mọi người sum họp, gần gũi bên nhau sau cả ngày làm việc bận rộn.

Theo khoa học thì trong bữa ăn không nên nói chuyện. Nhưng ở Việt Nam ta bữa ăn thường là thời gian để mọi người sum họp, gần gũi bên nhau sau cả ngày làm việc bận rộn.

TÚ NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp