Như vậy, phút cuối cùng của ngày 30-6 sẽ có 61 giây và đồng hồ sẽ từ 23 giờ 59 phút 59 giây sang 23 giờ 59 phút 60 giây trước khi sang 00 giờ 00 phút 00 giây của hôm sau.
TS Võ Hồng Hải, giảng viên khoa vật lý - vật lý kỹ thuật ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), lý giải: “Giờ UTC (là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử) được tính dựa vào đồng hồ nguyên tử (atomic clock).
Có sự khác biệt thời gian giữa giờ nguyên tử và thời gian quay của Trái đất quanh nó và quanh Mặt trời. Sự khác biệt này được giải thích do Trái đất quay chậm đi so với trước đây.
Theo đánh giá của chuyên gia vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson, giám đốc của Hayden Planetarium (Mỹ), nguyên nhân Trái đất quay chậm có thể do ảnh hưởng của Mặt trăng, sự tan chảy của băng ở Bắc cực và những tác động của trọng lực Mặt trời...”.
Cũng theo TS Hải, đã có giây nhuận được thêm 25 lần kể từ năm 1972, gần đây nhất là vào tháng 6-2012. Giây nhuận được đưa vào, khi cần thiết, hoặc là vào ngày 30-6 hoặc vào ngày 31-12. Vào năm 1972 (năm nhuận) có hai giây nhuận. Từ năm 1973 - 1979, giây nhuận được đưa vào đêm giao thừa. Nhưng từ năm 1999 - 2011, chỉ có hai lần giây nhuận được đưa vào ở tháng 12-2005 và tháng 12-2008.
Chuyên gia Phan Thanh Sơn, nguyên tổng giám đốc Cisco Việt Nam, cho biết với hệ thống máy tính, đối với việc điều chỉnh thời gian này, nếu cài đặt đúng giờ ngày tháng năm thì hầu hết phần mềm, hệ điều hành đều tự chỉnh theo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận