18/10/2022 16:17 GMT+7

Ngành y tế TP.HCM nêu 7 khó khăn, thách thức sau dịch COVID-19

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - Hiện ngành y tế TP.HCM phải đối mặt với bảy khó khăn, thách thức sau dịch COVID-19 như bác sĩ, điều dưỡng nghỉ việc quá cao, nhiều cơ sở vật chất bị xuống cấp, nhiều bệnh viện gặp khó khăn về tự chủ tài chính…

Ngành y tế TP.HCM nêu 7 khó khăn, thách thức sau dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Người dân lấy thuốc tại một bệnh viện TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN

Ngày 18-10, Sở Y tế TP.HCM đã cho biết sau dịch COVID-19, ngành y tế TP đang phải đối mặt với bảy khó khăn và thách thức:

Thứ nhất: Một số đơn vị sự nghiệp y tế không có nguồn kinh phí, khiến bộ phận nhân viên y tế công lập không nhận được thu nhập tăng thêm, số nghỉ việc tiếp tục tăng.

Thứ hai: Số điều dưỡng nghỉ việc tăng, dẫn đến tỉ lệ điều dưỡng/bác sĩ tại các bệnh viện công lập có xu hướng giảm dần, ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh. 

Một số bệnh viện gặp khó khăn trong tuyển dụng điều dưỡng thay thế cho điều dưỡng cũ đã nghỉ việc.

Thứ ba: Một số trạm y tế phường, xã chưa thực sự thu hút được người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu. Nguyên nhân chính là do trung tâm y tế quận, huyện không đủ loại thuốc và danh mục thuốc cho khám chữa bệnh…

Thứ tư: Các bệnh viện công lập gặp nhiều khó khăn trong cung cấp các dịch vụ tiện ích phục vụ người bệnh và thân nhân người bệnh (như bãi giữ xe, căng tin...), do phải chờ Sở Tài chính thẩm định và UBND TP phê duyệt.

Thứ năm: Người dân mắc các bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm, bị chấn thương hoặc mắc các bệnh thuộc chuyên khoa chấn thương chỉnh hình còn gặp nhiều khó khăn khi đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, bệnh nhiệt đới, chấn thương chỉnh hình để khám, chữa bệnh vì cơ sở hạ tầng của các bệnh viện này xuống cấp, quá tải. 

Hệ thống các cơ sở y tế của thành phố Thủ Đức chưa xứng tầm mô hình phát triển thành phố trong thành phố.

Thứ sáu: Tình hình tự chủ tài chính của hầu hết các đơn vị sự nghiệp y tế công lập gặp rất nhiều khó khăn, khi giá viện phí chưa được tính đủ các yếu tố cấu thành, số lượt khám, chữa bệnh giảm giai đoạn sau đại dịch COVID-19 càng làm mất cân đối chênh lệch thu - chi của các bệnh viện, nhất là các bệnh viện đa khoa.

Thứ bảy: Nhiều bệnh viện chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí điều trị vượt tổng mức thanh toán, càng làm cho tình trạng mất cân đối thu chi gia tăng, làm tăng thời gian giải quyết công nợ thuốc, vật tư y tế theo quy định.

Để giải quyết bảy khó khăn trên, ngành y tế TP đã đề ra nhiều giải pháp trước mắt: Xin gia hạn thời gian tuyển dụng điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật có trình độ trung cấp đến 1-1-2026, cho phép mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, xây dựng mới các cơ sở xuống cấp...

Trong ba tháng cuối năm 2022, ngành y tế TP sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án và giải ngân vốn đầu tư công, nâng cấp xây dựng mới 146 trạm y tế phường, xã…

Bên cạnh đó, sẽ khởi động kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2022, đưa bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp thực hành trạm y tế, phát triển trạm cấp cứu vệ tinh 115 đường thủy thuộc địa bàn huyện Cần Giờ...

Ngành y tế TP.HCM triển khai nhiều giải pháp bảo vệ nhân viên y tế khoa cấp cứu Ngành y tế TP.HCM triển khai nhiều giải pháp bảo vệ nhân viên y tế khoa cấp cứu

TTO - Sau khi xảy ra 2 vụ việc bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị hành hung, Sở Y tế TP.HCM đã đưa ra các giải pháp bảo vệ nhân viên y tế của khoa cấp cứu.

THU HIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp