Cụ thể, ngành y tế đặt mục tiêu giải quyết căn bản những bức xúc hiện nay về an toàn thực phẩm là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi… nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản.
Đồng thời, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.
Trước hết, sẽ bắt đầu từ khâu thúc đẩy, mở rộng sản xuất nông sản an toàn, đồng thời tạo dựng thị trường cho việc tiêu thụ sản phẩm an toàn, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tập trung tạo đột phá, chuyển biến ở 4 lĩnh vực chính là chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Cùng với đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, cung ứng rau, thịt, nông sản.
Trong đó, chú ý đến các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, các đoàn thể chính trị-xã hội, trách nhiệm của cộng đồng, bao gồm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.
Theo Bộ Y tế, mặc dù thời gian qua công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được quan tâm, có những chiến dịch cao điểm được triển khai và đã đạt được một số kết quả, nhưng vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn nổi cộm khi việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa triệt để, tỉ lệ mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn cao, tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận