19/06/2017 10:45 GMT+7

​Ngành thủy sản ứng phó với thời tiết cực đoan

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Trước diễn biến bất thường của thời tiết (nắng nóng kéo dài, mưa dông bất thường) làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đề nghị các địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra.

Theo đó, các địa phương cần chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nuôi trồng thủy sản, chỉ thả giống khi có điều kiện thời tiết thích hợp. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng, cơ sở nuôi; quan trắc cảnh báo môi trường và bệnh thủy sản, cập nhập thông tin và báo cáo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi. Đồng thời, tổ chức nạo vét kênh, mương, khơi thông dòng chảy các công trình thuỷ lợi nhằm hỗ trợ, phục vụ người dân bơm nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm.

Khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi nguồn nước không bảo đảm chất lượng; thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật để hạn chế thiệt hại do nắng nóng và các hiện tượng thời tiết bất thường gây ra. Ngoài ra, phổ biến và hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật ứng phó với tình hình nắng nóng, hạn hán và biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa để ổn định môi trường ao nuôi, nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

Cụ thể, đối với nuôi tôm nước lợ, cần lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; chỉ thả giống khi có nhiệt độ dưới 30 độ C (sáng sớm hoặc chiều mát) và thả nuôi với mật độ hợp lý; thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng cách thích hợp theo quy định và hướng dẫn của cán bộ chuyên môn...

Đối với nghêu (ngao), cần chủ động theo dõi biến động của thời tiết và môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn...), mật độ và tình trạng sức khoẻ của nghêu (ngao) nuôi theo từng vùng, từng khu vực nhằm sớm phát hiện các biến động bất thường để có giải pháp phù hợp, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Đối với các đối tượng nuôi nước ngọt, duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,5-2 m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm ngược lại ao; trong những ngày nắng, nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30-40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa, bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất... để tăng sức đề kháng cho thủy sản; tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế việc thay nước thường xuyên...

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp