08/04/2023 08:00 GMT+7

Ngành sản xuất ở châu Á suy giảm

Câu chuyện các doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến giảm sản xuất ở nước ngoài và ông lớn Samsung của Hàn Quốc giảm sản xuất mảng chip sau khi lợi nhuận giảm mạnh cho thấy mảng sản xuất tại châu Á tiếp tục lao đao.

Một nhà máy sản xuất sợi carbon ở Giang Tô, Trung Quốc. Sản xuất tại Trung Quốc và nhiều nước châu Á giảm trong tháng 3-2023 - Ảnh: REUTERS

Một nhà máy sản xuất sợi carbon ở Giang Tô, Trung Quốc. Sản xuất tại Trung Quốc và nhiều nước châu Á giảm trong tháng 3-2023 - Ảnh: REUTERS

Trong khi sự gián đoạn nguồn cung do đại dịch COVID-19 gây ra gần như đã qua, nhu cầu chip giảm và những dấu hiệu mới về tăng trưởng toàn cầu chậm lại đang tạo ra các rủi ro cho nhiều nền kinh tế châu Á. Giới chuyên gia lo ngại sản xuất tại khu vực này sẽ tiếp tục chịu áp lực trong thời gian tới.

Nhật, Hàn gặp khó

Khảo sát của Văn phòng Nội các Nhật Bản mới đây cho thấy cứ 10 công ty thì có 1 công ty dự kiến giảm sản xuất ở nước ngoài trong 5 năm tới, cao nhất kể từ năm 1987. Dẫn đầu là các công ty trong các ngành thiết bị điện tử, dệt may, kính, gốm sứ. Số công ty dự định mở rộng sản xuất cũng giảm mạnh.

Theo báo Nikkei ngày 6-4, các biện pháp hạn chế tại Trung Quốc và các nước châu Á trong đại dịch COVID-19 và sau đó là chiến sự Ukraine đã làm tăng rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng khiến nhiều công ty e ngại và tìm cách đưa sản xuất trở về lại Nhật Bản.

Công ty sản xuất máy móc Yaskawa Electric cho biết sẽ mở nhà máy mới ở Nhật Bản vào năm 2027 để giảm phụ thuộc vào phụ tùng sản xuất ở Trung Quốc. Tương tự, Công ty Daikin Industries lên kế hoạch sẽ chuyển sản xuất các phụ tùng máy lạnh từ Trung Quốc về Nhật Bản hoặc tìm nguồn cung ứng từ các nước Đông Nam Á.

Tập đoàn hóa chất Mitsubishi, nhà cung cấp methyl methacrylate hàng đầu thế giới, sẽ ngừng sản xuất ở Anh trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao tại châu Âu.

Trong khi đó, Samsung Electronics, nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới, ngày 7-4 tuyên bố sẽ cắt giảm sản xuất trong ngắn hạn sau khi lợi nhuận suy giảm kỷ lục. 

Lợi nhuận của công ty giảm đến 96% trong quý 1-2023, từ 14.120 tỉ won xuống 600 tỉ won, khoảng 450 triệu USD. Nhu cầu thị trường giảm đáng kể khiến giá trị hàng tồn kho của công ty này lên đến 52.200 tỉ won, khoảng 39,5 tỉ USD, vào cuối năm 2022.

"Chúng tôi đang điều chỉnh sản lượng chip nhớ xuống mức phù hợp đối với các sản phẩm mà đã có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu trong tương lai" - Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của công ty cho biết, tuy nhiên không nói rõ "mức phù hợp" này là bao nhiêu.

Ông Lee Seung Woo, nhà phân tích thuộc Công ty đầu tư và chứng khoán Eugene, cho rằng động thái của Samsung có thể giúp đẩy giá chip nhớ trong tương lai gần, trong bối cảnh "nhu cầu thị trường hiện đang ở gần con số 0", theo Hãng tin Bloomberg.

Chỉ số sản xuất PMi (Chỉ số quản lý thu mua) cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục lao đao tại các nước châu Á trong tháng 3-2023 do nhu cầu giảm giữa lúc thế giới lo ngại về triển vọng kinh tế, lạm phát, chi phí vay và các rủi ro địa chính trị. 50 điểm là mức trung bình nằm giữa tăng và giảm sản xuất - Nguồn: TRẦN PHƯƠNG, Bloomberg - Đồ họa: N.KH

Chỉ số sản xuất PMi (Chỉ số quản lý thu mua) cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục lao đao tại các nước châu Á trong tháng 3-2023 do nhu cầu giảm giữa lúc thế giới lo ngại về triển vọng kinh tế, lạm phát, chi phí vay và các rủi ro địa chính trị. 50 điểm là mức trung bình nằm giữa tăng và giảm sản xuất - Nguồn: TRẦN PHƯƠNG, Bloomberg - Đồ họa: N.KH

Áp lực lên các nhà máy châu Á

Không chỉ Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu, chứng kiến hoạt động sản xuất bị thu hẹp trong tháng 3-2023, sản xuất ở nhiều nước châu Á khác cũng bị đình trệ. Điều đó cho thấy thách thức to lớn mà châu Á đang phải đối mặt trong lúc cố gắng kiểm soát lạm phát và vượt qua những cơn gió ngược từ nhu cầu toàn cầu.

Hãng tin Bloomberg dẫn các chỉ số sản xuất PMI trong tháng 3-2023 cho thấy hoạt động sản xuất tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam đều giảm.

"Nền tảng cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa vững chắc... Tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ dựa vào sự gia tăng nhu cầu trong nước, đặc biệt là sự cải thiện trong tiêu dùng hộ gia đình", nhà kinh tế cấp cao Wang Zhe thuộc Tổ chức Caixin Insight Group đánh giá về PMI của Trung Quốc.

Trong khi đó, các nền kinh tế châu Á tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro mới như chấn động từ vụ sụp đổ ngân hàng tại Mỹ vào tháng trước, chi phí vay tăng, lãi suất cao và tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm. Giới phân tích cho rằng các yếu tố này sẽ khiến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của châu Á tiếp tục yếu trong những quý tới.

Ngoài ra, việc giá dầu tăng sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) mới đây quyết định cắt giảm nguồn cung xuống 1 triệu thùng/ngày sẽ gây thêm áp lực đối với các nước châu Á vốn hầu hết là các nước nhập khẩu dầu.

Ông Albert Park, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cho biết giá dầu cao hơn sẽ buộc chính phủ các nước trong khu vực đưa ra "những quyết định khó khăn" về kiểm soát lạm phát.

"Với việc tăng giá dầu của OPEC+ và nhu cầu năng lượng dự kiến sẽ tăng từ Trung Quốc, chúng ta có thể thấy giá dầu vượt xa dự đoán 88 USD. Điều đó sẽ gây áp lực lên khu vực vì giá dầu cao hơn rõ ràng làm tăng chi phí sản xuất. Chúng cũng làm tăng áp lực lạm phát", ông Park nhận định trên Đài CNBC.

Châu Á chạy đua tăng "quyền lực cứng"Châu Á chạy đua tăng 'quyền lực cứng'

Xung đột Nga - Ukraine và cạnh tranh Mỹ - Trung đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ Triều Tiên cho tới Nhật Bản, các nước gấp rút tăng sức mạnh quân sự cho mình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp