Tình nguyện viên giơ băngrôn tuyên truyền du lịch thân thiện đến người dân TP.HCM - Ảnh tư liệu TT |
Một thí sinh băn khoăn: “Nói học nghề dễ tìm việc làm nhưng nhiều bạn của em cứ theo học ĐH, thậm chí trường nào cũng được. Em cũng muốn học nghề trong ngành du lịch, nhưng thấy bạn bè học ĐH mà mình học nghề thì thua kém bạn bè quá”.
Chia sẻ với thí sinh, bà Lương Thanh Thảo - phó hiệu trưởng Trường trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist - tư vấn:
“Ở Việt Nam tâm lý trọng bằng cấp trong những năm gần đây không còn nặng nề như trước, nhưng vẫn tạo ra nhiều áp lực đối với các gia đình có con vừa tốt nghiệp THPT. Bạn không nên để áp lực từ bạn bè, gia đình ảnh hưởng đến quyết định chọn hướng đi trong tương lai.
Bạn cần hiểu rõ những sở thích, tính cách, năng lực vốn có của bản thân để chọn cho mình một hướng đi phù hợp, giúp bạn thỏa mãn đam mê của mình”.
Về ngành du lịch, bà Thảo nói: “Hiện ngành du lịch - lữ hành - khách sạn - nhà hàng đang rất “khát” nhân lực có tay nghề.
Bên cạnh đó, ngành này đòi hỏi phải có kỹ năng nghề. Việc bạn học tập bậc đại học (thậm chí là sau đại học) với nhiều kiến thức/lý thuyết của ngành nhưng trong quá trình học tập không có thời gian thực hành nghề nhiều thì khi ra trường rất khó tìm được việc làm”.
Nhiều thí sinh khác cũng băn khoăn nên học nghề ở đâu, học phí như thế nào, việc làm ra sao... Mời bạn đọc xem toàn bộ nội dung tư vấn trên tuoitre.vn.
Ngày mai (23-8) chương trình giao lưu trực tuyến chủ đề “Học nghề nào có việc làm ngay?” sẽ tiếp tục với ngành sức khỏe - xã hội - công nghệ; ngày 25-8 tư vấn nhóm ngành kinh tế - ngôn ngữ - năng khiếu và ngày 27-8 tư vấn nhóm ngành sư phạm - thực phẩm - kỹ thuật.
Các trường CĐ, trung cấp, trường nghề muốn đưa thông tin trường mình đến với thí sinh vui lòng liên hệ báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) theo điện thoại: (028) 39974848 - 38440928, anh Trung Hiếu - 0909023012 và văn phòng đại diện Tuổi Trẻ ở các tỉnh thành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận