17/09/2019 12:08 GMT+7

Ngành dệt may kiến nghị tuổi nghỉ hưu là 55

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - "Do dệt may là ngành đặc thù nên tuổi nghỉ hưu của người lao động cần ở mức 55 tuổi. Nghỉ hưu sớm nhưng người lao động vẫn phải được hưởng các chế độ bảo hiểm ở mức cao nhất".

Ngành dệt may kiến nghị tuổi nghỉ hưu là 55 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phấn khởi khi biết công nhân Tổng công ty May 10 có thu nhập bình quân khá cao, hơn 8 triệu đồng/tháng và yên tâm gắn bó với doanh nghiệp - Ảnh: ĐỨC BÌNH

Ông Vũ Đức Giang - chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chủ tịch HĐQT Tổng công ty May 10 và ông Thân Đức Việt - tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - đều nhấn mạnh kiến nghị này trong buổi làm việc với bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung tại tổng công ty sáng 17-9.

Về tuổi nghỉ hưu, ông Việt cho rằng nếu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu thì cần có lộ trình. Đồng thời quy định cụ thể theo từng nhóm, trong đó có nhóm nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu chung 5 tuổi - vì công nhân may thường bị suy giảm khả năng lao động do tính chất công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại.

Nghỉ hưu sớm 5 năm nhưng người lao động vẫn phải được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, những lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao thì cần được kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Ngành dệt may kiến nghị tuổi nghỉ hưu là 55 - Ảnh 2.

Giáo viên Trường mầm non May 10 cho biết họ vẫn có thể làm nghề đến 55-60 tuổi - Ảnh: ĐỨC BÌNH

Ông Việt cho biết đặc thù ngành may làm việc theo mùa vụ, mỗi năm chỉ có 6-8 tháng nhiều việc, còn lại là các tháng ít việc, nên muốn làm nhiều cũng không có việc.

Vì thế, theo Tổng công ty May 10, nếu người lao động đồng ý thì cần bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ/ngày. Tổng giờ làm việc trong tuần vẫn giữ nguyên ở mức không quá 48 giờ và đợi khi nào kinh tế đất nước tốt hơn thì mới tính đến việc giảm giờ làm việc trong tuần xuống 44 tiếng.

Đối với giờ làm thêm, tổng công ty kiến nghị tăng trần tối đa thỏa thuận làm thêm giờ trong năm từ 300 giờ/năm thêm 100 giờ, lên 400 giờ/năm.

Về tiền lương làm thêm giờ, tổng công ty kiến nghị giữ nguyên cách tính như hiện hành, tức làm thêm ngày thường thì hưởng 150% lương, làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật hưởng 200% lương và làm thêm ngày lễ, tết được hưởng 300% lương.

Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết tổng công ty hiện có hơn 12.000 lao động làm việc tại 18 nhà máy ở 7 tỉnh, thành khắp cả nước.

Doanh thu toàn hệ thống 8 tháng đầu năm 2019 đạt gần 2.200 tỉ đồng, tiền lương bình quân của người lao động đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng, hàng xuất khẩu tới 60 quốc gia…

Ngành dệt may kiến nghị tuổi nghỉ hưu là 55 - Ảnh 3.

Lương bình quân của 12.000 công nhân Tổng công ty may 10 trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt bình quân trên 8 triệu đồng/người/tháng - Ảnh: ĐỨC BÌNH

Tại cuộc gặp gỡ, bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết rất vui khi thấy mô hình, hướng đi của Tổng công ty May 10 đã "vì người lao động", nên đời sống người lao động và thu nhập của họ cũng ổn định.

"Nơi nào lương cao, thu nhập ổn định, bảo đảm an sinh, từ chăm lo sức khỏe, đầu tư trường học… thì người lao động sẽ gắn bó, không bỏ việc, và tôi thấy sự ổn định, gắn bó của 12.000 người lao động đối với tổng công ty may 10" - bộ trưởng chia sẻ.

Về những ý kiến góp ý Bộ luật Lao động, bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết ông ghi nhận để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo bộ luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 20-9 tới.

Tuy nhiên, ông Dung cũng cho biết có những điều của Bộ luật Lao động còn liên quan đến nhiều luật khác về hình sự, bình đẳng giới, công đoàn... nên ban soạn thảo sẽ tính toán, cân nhắc để phù hợp với các điều luật khác.

Riêng những nội dung liên quan đến lao động nữ, đến quyền lợi của người lao động thì cần hết sức thận trọng, chỉ những điều nào không phù hợp thì mới sửa đổi, bổ sung, còn lại những gì tiến bộ, những gì phù hợp với các công ước quốc tế mà ta đã tham gia thì phải tuyệt đối tuân thủ, thực hiện nghiêm.

Bộ trưởng xuống hầm lò sâu 140m ‘thăm dò’ thợ mỏ về luật lao động Bộ trưởng xuống hầm lò sâu 140m ‘thăm dò’ thợ mỏ về luật lao động

TTO - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã xuống hầm lò sâu ở Quảng Ninh để 'thăm dò' thợ mỏ về dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi).

ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp