Theo ông Bùi Văn Thành, nếu không giải quyết được lượng heo tồn kho sẽ ảnh hưởng mạnh đến an ninh của nền kinh tế.
“Trước mắt, trong quý 2, ngành công an sẽ phấn đấu tiêu thụ lượng thịt tương tương đương với bên quân đội, khoảng hàng chục ngàn tấn/tháng, coi chỉ tiêu tiêu thụ thịt heo là một trong những chỉ tiêu thi đua của các đơn vị”- ông Thành cho biết.
Tuy nhiên ông Bùi Văn Thành đề nghị về lâu dài, cơ quan chức năng nên cung cấp thông tin, định hướng để sản xuất theo hướng sạch, hiện đại, phù hợp với thị hiếu, cung cấp sản phẩm mà thị trường cần.
Các doanh nghiệp trẻ thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ VN cũng cho biết có thể tiêu thụ (tại các bếp ăn của doanh nghiệp) khoảng 60 tấn thịt heo/ngày. Thanh niên có kinh nghiệm giải cứu nhiều loại nông sản, nay cũng sẵn sàng tham gia giải cứu thịt heo.
Tuy nhiên, theo đại diện Hội Nông dân VN, hai năm gần đây có quá nhiều cuộc “giải cứu” cho nông sản. Nếu không căn cơ thì mỗi năm hàng chục cuộc giải cứu.
Đồng ý là có quá nhiều cuộc giải cứu nông sản, nhưng thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng giải cứu là… bình thường.
Theo ông Hải nền kinh tế đang chuyển đổi có chuyện lúc thừa, lúc thiếu hàng, nhưng thừa là nhiều hơn, có thể sẽ còn một số mặt hàng phải giải cứu. Nhưng nguyên nhân cụ thể là do thừa nguồn cung.
“Đàn heo năm 2015 tăng 5,8% so với 2016, 2017 lại tiếp tục tăng, riêng số heo gia tăng này đã đạt lượng thịt 250-300 ngàn tấn. Trong khi nhu cầu trong nước không tăng”- ông Hải cho biết.
Hiện theo khảo sát của cơ quan chức năng, người nuôi heo nhiều địa phương phải bán với giá 12-15 ngàn/kg heo hơi, trong khi khâu giết mổ, phân phối “ăn” tới 60.000đ/kg heo thịt.
Ông Nguyễn Xuân Cường đề nghị thực hiện cuộc vận động “người VN ưu tiên dùng hàng VN”, thì thời điểm này mọi người nên ưu tiên sử dụng thịt heo VN sản xuất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận