15/04/2025 17:02 GMT+7

Ngăn mặn làm nước mặn... lấn sâu vào đất liền

PGS.TS Lê Anh Tuấn lý giải việc các cống ngăn mặn cùng với đê bao đã làm triều không được phân tán, nên nước mặn theo triều đẩy sâu vào đất liền.

Ngăn mặn làm nước mặn... lấn sâu vào đất liền - Ảnh 1.

PGS.TS Lê Anh Tuấn trình bày tại hội thảo - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngày 15-4, ở thành phố Cần Thơ đã diễn ra hội thảo "Đề xuất các giải pháp dựa vào tự nhiên trong quản lý nước đô thị bền vững tại thành phố Cần Thơ".

Tại đây, PGS.TS Lê Anh Tuấn - giảng viên cao cấp khoa môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Trường đại học Cần Thơ) - đã có lý giải về hiện tượng ngập đô thị vào mùa khô và vì sao mặn ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền.

Theo ông Tuấn, Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng xâm nhập mặn chủ yếu từ triều Biển Đông do thủy triều biển này có biên độ tới 4m so với 1m từ Biển Tây.

Ông Tuấn nói trước đây có nhiều sông nhánh, nhất là khi đào kênh dẫn nước từ thời Pháp thuộc, người ta đào kết nối thành dạng hình sao để khi trủy triều mạnh lên, đi sâu vào kênh sẽ bị phân tán năng lượng do bị chia ra, lúc đó động năng sẽ giảm, vì vậy mặn không thể đi sâu vào đất liền.

Tuy nhiên hiện nay nhiều con kênh nhánh bị lấp hoặc bị chặn lại bằng cống ngăn mặn nên khi vào đất liền, năng lượng triều có giảm nhưng không mất đi bao nhiêu nên đẩy mặn sâu vào đất liền.

"Vừa rồi Cần Thơ mùa khô nhưng ngập lênh láng đường phố, lúc đó các cống ngăn mặn vùng ven biển đóng lại hết, năng lượng triều không phân chia được, còn nguyên và đẩy sâu vào đất liền. Chúng ta ngăn mặn nhưng mặn lấn sâu vào trong đất liền.

Bên cạnh cống còn các vùng đê bao sản xuất lúa nên nước mặn lấn sâu vào trong kênh, càng làm nhiều (cống) mặn càng lấn sâu.

Chưa kể ở những chỗ cống ngăn mặn thì dòng sông bên trong cống ô nhiễm, rác, thuốc trừ sâu không thoát ra biển được. Chúng ta làm công trình ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhưng nước biển thì dâng chậm, còn con người làm cho nước dâng nhiều hơn", ông Tuấn phân tích.

Ông Tuấn cũng cảnh báo việc làm nhiều cống chặn dòng chảy, ngăn không cho mặn vào đồng đã làm hệ sinh thái nước lợ, vốn là nơi pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt, mất đi. Trong khi đó là điều kiện để tạo ra sự đa dạng sinh học và sản sinh những sản vật ngon. Chưa kể rác, thuốc hóa học bị chặn lại, nước bên trong cống thì ngọt nhưng chỉ về mặt khối lượng, còn chất lượng thì kém, lục bình thì dày đặc.

Ông Tuấn cũng góp ý về tầm nhìn, giải quyết câu chuyện nguồn nước cho Cần Thơ không chỉ là cho Cần Thơ hiện tại, mà còn ở câu chuyện mặn ở Sóc Trăng và nước tù đọng ở Hậu Giang bởi những địa phương này sắp sáp nhập.

Ngăn mặn làm mặn...lấn sâu vào đất liền  - Ảnh 2.Triều cường lại gây ngập nhà cửa, vườn cây ăn trái ở miền Tây

Triều cường dâng cao những ngày qua liên tục gây ngập nhà cửa, đường sá, bể bờ bao, nước tràn vào vườn cây ăn trái của người dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh…

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp