Buổi họp báo công bố báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam tại Hà Nội sáng 11-12. Ảnh: Q.TR.
Khẳng định trên được ông ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, đưa ra tại cuộc họp báo công bố báo cáo Điểm lại ở Hà Nội sáng 11-12.
"Vấn đề là Việt Nam tận dụng FDI như thế nào trong việc tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng đầu ra, tăng trưởng năng suất để có những tác động mang tính lan tỏa," ông Sebastian nói.
Thách thức thứ hai, theo ông Sebastian, là 96% doanh nghiệp ở Việt Nam là vừa và nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu cung cấp dịch vụ cho lĩnh vực chế tạo, có giá trị rất thấp, và thiếu năng lực kết nối với giá trị toàn cầu.
Do đó, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng nguồn lực, tiếp cận nguồn vốn, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa tất cả doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, môi trường pháp lý.
Về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ông Sebastian nhận định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về số lượng các công ty cổ phần hóa trong những năm qua nhưng thách thức chính là cổ phần hóa với chất lượng cao hơn.
Cũng tại họp báo, ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, cho biết tăng trưởng toàn cầu năm 2017 nhìn chung là tốt nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro do bối cảnh chính trị toàn cầu bất ổn như tình hình ở Mỹ, Triều Tiên, và Biển Đông.
"Nhìn chung, khu vực Châu Á Thái Bình Dương dựa vào thương mại đầu tư để tăng trưởng. Bất cứ sự chuyển dịch nào liên quan đến địa chính trị đều ảnh hưởng đến chi phí về thương mại. Do đó Việt Nam cần xây dựng một số vùng đệm chính sách về tài khóa, tài chính do còn rất nhiều rủi ro lớn trong nền kinh tế toàn cầu," ông Shetty nói.
Theo báo cáo Điểm lại của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng Việt Nam năm 2017 dự kiến đạt 6,7% nhờ sức cầu trong nước mạnh hơn, các ngành chế tạo và chế biến định hướng xuất khẩu đạt kết quả tốt, ngành nông nghiệp đang từng bước phục hồi.
Báo cáo cũng ghi nhận tình hình tài khóa đang được thắt chặt hơn, dẫn đến bội chi ngân sách giảm xuống và tốc độ tăng nợ công được kiềm chế.
Tuy nhiên, cắt giảm đầu tư công xuống còn 16% tổng chi trong 6 tháng đầu năm 2017 so với 25% trong những năm qua chưa hẳn đã được cho là bền vững về lâu dài khi Việt Nam vẫn cần đầu tư nhiều cho hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận