Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 1.

Nói về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - phó chủ tịch thường trực hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Sacombank - cho rằng: "Chuyển đổi số là một hành trình đòi hỏi tổ chức phải có năng lực số tương ứng. Chuyển đổi số không đơn thuần là các dự án công nghệ mới mà phải thay đổi tư duy, thay đổi mô hình kinh doanh và quy trình, nâng cao kỹ năng và năng lực số trong tổ chức mới có thể thành công".

Nhờ định hướng từ sớm, hoạt động chuyển đổi số tại Sacombank được chú trọng xây dựng ngay từ nền tảng và tập trung cao độ trong vài năm trở lại đây nhằm phát triển ngân hàng số toàn diện, mang lại trải nghiệm ưu việt đến khách hàng, đồng thời gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của nhân viên.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 2.

Chính vì vậy, dù đang trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng sau sáp nhập từ năm 2017, các dự án về chuyển đổi số luôn được Sacombank dành kinh phí, nhân lực để triển khai bài bản trên toàn hệ thống.

Nhiều dự án quan trọng đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực trong vận hành như ngân hàng lõi T24-R17; hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS); giải pháp quản trị nhân sự SAP SuccessFactors…

Ngân hàng cũng triển khai các phương pháp tư duy mới như Agile, phương pháp ra quyết định dựa trên dữ liệu, phương pháp quản trị sự thay đổi... nhằm thúc đẩy tốc độ cải tiến hoặc ra mắt sản phẩm - dịch vụ.

Chính tư duy số và nền tảng công nghệ vững chắc đã trở thành tiền đề để Sacombank phát triển hệ sinh thái ngân hàng số đa tiện ích với trải nghiệm vượt trội.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 3.

Thẻ ngân hàng chính là khởi đầu của quá trình số hóa các dịch vụ ngân hàng trước xu hướng không tiền mặt.

Năm 2023 là tròn 20 năm kể từ khi Sacombank phát hành chiếc thẻ thanh toán đầu tiên, đó cũng là một chặng đường ngân hàng không ngừng mở rộng, làm mới và phát triển hệ thống thẻ phục vụ đa dạng nhu cầu cho các nhóm khách hàng.

Thông qua hợp tác với hầu hết các tổ chức thẻ như Napas, Visa, Mastercard, UnionPay, JCB, American Express, ngân hàng liên tục tiên phong cho ra mắt các dòng thẻ với ưu đãi hấp dẫn, mở ra những xu hướng mới trong tiêu dùng thông minh.

Ban đầu với chiếc thẻ sử dụng công nghệ từ, Sacombank đã nâng cấp lên công nghệ chip EMV có khả năng lưu trữ và mã hóa thông tin với độ bảo mật cao. Tiếp đó là bổ sung thêm công nghệ contactless - thanh toán chạm. Ngoài thẻ vật lý, Sacombank còn triển khai thẻ phi vật lý.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 4.

Đồng thời, Sacombank kết nối với các ứng dụng của các Big Tech như Samsung Pay, Google Pay và mới đây nhất là Apple Pay mang đến những phương thức thanh toán mới dễ dàng, an toàn và riêng tư hơn.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 5.

Khi thẻ đã trở nên khá phổ biến, mô hình ngân hàng điện tử với 2 kênh Internet Banking và Mobile Banking đánh dấu một bước tiến của ngân hàng số khi khách hàng bắt đầu tiếp cận với khái niệm chủ động quản lý tài chính.

Không những dành cho cá nhân, dịch vụ này còn đáp ứng tối đa các nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp như dịch vụ tài khoản, chuyển khoản nhanh chóng, chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán, nộp thuế vào ngân sách nhà nước thanh toán phí dịch vụ cảng, chi lương, thanh toán theo lô, thanh toán quốc tế chuyển đổi ngoại tệ,… giao dịch ngoại hối với tỉ giá thỏa thuận ngay.

Bước ngoặt lớn trên hành trình phát triển ngân hàng số chính là sự ra đời của ứng dụng Sacombank Pay như một "ngân hàng bỏ túi" vào năm 2018.

Với giao diện thân thiện và thao tác đơn giản, người dùng có thể chủ động quản lý tài chính một cách tối ưu và thực hiện nhiều giao dịch mọi lúc mọi nơi như chuyển tiền, mở tài khoản số đẹp/thẻ thanh toán trong 5 giây, mở thẻ tín dụng trong 5 phút, gửi tiết kiệm vay tiêu dùng, thanh toán hóa đơn, mua sắm,…

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 6.

Trong đó, nhiều khách hàng yêu thích sự tiện lợi của tính năng quét QR để thanh toán, rút tiền mặt tại ATM, tạo mã QR tài khoản cho chính mình... Không chỉ tại Việt Nam, khi sang Thái Lan hay Campuchia, người dùng cũng có thể thanh toán QR mà không cần phải dùng thẻ hay mang theo ngoại tệ. Tương lai, Sacombank Pay sẽ từng bước nâng cấp trở thành một "siêu ứng dụng tài chính".

Gần đây nhất, Sacombank đã triển khai thành công chi nhánh số bằng việc đưa máy giao dịch thông minh STM (Smart Teller Machine) vào hoạt động tại một số chi nhánh trọng điểm với nhiều tiện ích vượt trội như giao dịch bằng giọng nói và tương tác chạm, phát hành nhanh thẻ thanh toán và in thẻ vật lý; cho phép khách hàng chủ động mở tài khoản, nộp/rút tiền mặt bằng thẻ/căn cước, mở/rút/tất toán tiết kiệm trực tuyến, rút tiền bằng mã QR…

Tiếp đó là ra mắt tổng đài không phím bấm đầu tiên tại Việt Nam được áp dụng công nghệ AI có khả năng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng thông qua giọng nói, đồng thời ứng dụng AI cho Chatbot trên website www.sacombank.com.vn và fanpage Sacombank để tăng cường phạm vi xử lý các nhu cầu và hỗ trợ khách hàng.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 7.

Từ đó, Sacombank đã vạch ra định hướng của ngân hàng số trong thời gian tới là tái thiết kế toàn bộ hành trình trải nghiệm tài chính của khách hàng theo hướng đơn giản hóa thao tác và rút ngắn tối đa thời gian giao dịch.

Cụ thể, ngân hàng sẽ hoàn thiện nền tảng ngân hàng hợp kênh (Omnichannel), tiếp tục phát triển mô hình ngân hàng mở (Open Banking) thông qua kết nối API để mở rộng các tiện ích độc đáo, đồng thời không ngừng đẩy mạnh chăm sóc khách hàng thông qua phân tích dữ liệu cá nhân bằng trí tuệ nhân tạo.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 8.
Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 9.

Nhờ những nỗ lực không ngừng trong quá trình chuyển đổi số nói chung và phát triển ngân hàng số nói riêng, Sacombank đã được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế bình chọn các giải thưởng danh giá trong nhiều năm.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 10.

Đặc biệt, trong tổng số 18 triệu khách hàng hiện nay của Sacombank có đến gần 70% khách hàng giao dịch qua ngân hàng số. So với thời điểm cách đây 5 năm, số lượng giao dịch qua các kênh số tại ngân hàng đã tăng lên gấp 5 lần.

Ước tính trong năm 2023, doanh số giao dịch qua thẻ, ngân hàng điện tử và Sacombank Pay đạt hơn 7 triệu tỉ đồng, thu dịch vụ từ các kênh này đóng góp tích cực vào lợi nhuận toàn ngân hàng.

Những con số này là minh chứng rõ ràng về chất lượng sản phẩm dịch vụ nói chung và lợi ích mà ngân hàng số mang lại cho khách hàng nói riêng. Điều này không chỉ thể hiện sự cần thiết của ngân hàng số, phản ánh xu hướng tất yếu của thị trường mà còn khẳng định sự thành công của Sacombank trong việc thu hút và duy trì hệ khách hàng số.

Từ đó, Sacombank có điều kiện thuận lợi để thực hiện nghiêm túc và cam kết các mục tiêu quốc gia về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể thấy Sacombank đang định hình vai trò của mình như một nhân tố quan trọng, một mảnh ghép trong tương lai phát triển của ngành ngân hàng và nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam.

Ngân hàng số - Mảnh ghép nổi bật của Sacombank - Ảnh 11.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp