07/09/2022 11:13 GMT+7

Ngân hàng Nhà nước đã giao room cho một số tổ chức tín dụng

L.THANH
L.THANH

TTO - Sáng 7-9, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho một số tổ chức tín dụng có đề nghị.

Ngân hàng Nhà nước đã giao room cho một số tổ chức tín dụng - Ảnh 1.

Sau vài tháng chờ đợi, một số tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh room tín dụng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong thông cáo gửi cho các cơ quan báo chí sáng 7-9, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với tổ chức tín dụng có đề nghị và gửi thông báo cho các đơn vị này.

Việc thông báo và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thông tư 52 năm 2018. 

Đồng thời, việc điều chỉnh hạn mức (room) tín dụng cũng phải đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và khuyến khích các tổ chức tín dụng nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Như vậy sau vài tháng chờ đợi, chỉ có một số tổ chức tín dụng được tăng room tín dụng. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước không thông tin chi tiết tổ chức tín dụng nào được tăng room tín dụng và mức tăng cụ thể là bao nhiêu.

Về kết quả điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 26-8, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021. Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua.

Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, còn những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

Về điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Thông tin thêm về diễn biến thị trường, theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2022, lạm phát thế giới tăng nhanh do giá nhiều hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới leo thang bắt nguồn từ xung đột Nga - Ukraine và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Áp lực lạm phát tăng cao đã tác động đến cuộc sống người dân.

Để kiểm soát lạm phát, hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đều thực hiện các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất.

Ở trong nước, nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nên để điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra chỉ tiêu tín dụng định hướng hằng năm và điều chỉnh theo tình hình thực tiễn.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Đến cuối năm 2021, tỉ lệ này đã đạt 124% - mức cảnh báo Việt Nam về rủi ro bất ổn vĩ mô tiềm ẩn.

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2022, để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5%, lạm phát bình quân khoảng 4%, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng theo định hướng mức tăng chung toàn hệ thống là khoảng 14% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Ngân hàng nào sẽ được tăng room tín dụng? Ngân hàng nào sẽ được tăng room tín dụng?

TTO - Đến chiều 6-9, nhiều ngân hàng vẫn đang hồi hộp chờ được cấp thêm hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng. Nhưng nhìn vào những tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước nêu ra để xét tăng room, có thể dễ dàng đoán ra một số cái tên đầu tiên.

L.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp