12/04/2024 20:20 GMT+7

Ngân hàng ngoại dự báo áp lực lạm phát gia tăng tại Việt Nam

Chuyên gia của UOB lẫn ADB đều cho rằng áp lực lạm phát gia tăng cùng với quá trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát cả năm của Việt Nam vẫn dưới mục tiêu 4%.

Sức mua có khởi sắc hơn trong quý 1-2024 nhưng chưa bền vững - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sức mua có khởi sắc hơn trong quý 1-2024 nhưng chưa bền vững - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Đinh Đức Quang, giám đốc điều hành khối kinh doanh tiền tệ Ngân hàng UOB Việt Nam, dự báo lạm phát sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh các cấu phần chính trong rổ hàng hóa tính toán chỉ số giá tiêu dùng như giá nhiên liệu, lương thực thực phẩm, chi phí y tế, giáo dục, tỉ giá… đang tiếp tục chịu áp lực tăng.

Trong báo cáo về kinh tế quý 1-2024 vừa được tổ chức này phát hành, chuyên gia của UOB nhận định các diễn biến nóng trên toàn cầu như xung đột chiến tranh, rủi ro vận tải biển, biến đổi khí hậu là các nguyên nhân chính gây áp lực lên lạm phát.

Ngân hàng này dự báo lạm phát quý 2-2024 sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 3,5 - 4% và lạm phát cả năm được dự báo ở mức 3,8% trong năm 2024.

Mặc dù hoạt động kinh tế đã có sự cải thiện trong quý 1-2024, đặc biệt là sự phục hồi trong hoạt động ngoại thương, nhưng nhìn vào các dữ liệu dài hơn trước dịch COVID thì thấy tín dụng trong nước vẫn thường có xu hướng tăng rất chậm trong quý 1 và chỉ bắt đầu hồi phục vào quý 2 hàng năm.

Từ nhận định đó, ngân hàng này cho rằng lãi suất tiết kiệm sẽ có thể tăng lại 0,5 - 1% trên các kỳ hạn khác nhau từ nửa sau năm 2024.

"Chúng tôi cho rằng mặt bằng lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp kỷ lục và có thể đã chạm đáy trong tổng thể đánh giá mức lợi tức kênh đầu tư ít rủi ro nhất này so với lạm phát, tỉ giá và nhu cầu vốn trong nền kinh tế", ông Đinh Quang Đức nhận định.

Còn trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4-2024 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lạm phát cũng dự kiến tăng lên trong quá trình phục hồi kinh tế.

Theo đó, ADB dự báo lạm phát sẽ tăng lên 4% trong năm 2024 và 2025. Mặc dù dự báo lạm phát vẫn dưới mức mục tiêu 4 - 4,5%, song áp lực trong ngắn hạn vẫn có thể tồn tại do những căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng toàn cầu.


Chuyên gia của ADB cho rằng thách thức chính sách của Việt Nam là cần phải tăng cường hiệu quả của đầu tư công để kích thích tăng trưởng trong ngắn hạn mà vẫn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong dài hạn. 


Theo ADB, trong bối cảnh không gian chính sách tiền tệ hạn chế, chi tiêu tài khóa và đầu tư sẽ là chìa khóa tăng trưởng trong năm 2024.


Chương trình giảm thuế giá trị gia tăng hiện tại đã được gia hạn tới tháng 6-2024 và có thể được kéo dài tới cuối năm 2024. Một lượng lớn vốn đầu tư công, tương đương 27,3 tỉ USD, đã được lên kế hoạch giải ngân trong năm nay. Cùng với số vốn giải ngân trong năm 2023, khoản đầu tư công bổ sung này sẽ thúc đẩy tăng trưởng đáng kể.


Ông Shantanu Chakraborty, giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài, ADB giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

"Những bất ổn địa chính trị toàn cầu và các hạn chế mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng đến triển vọng này. Do đó, các biện pháp chính sách trong năm 2024 sẽ cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn để đẩy mạnh nhu cầu trong nước với các giải pháp cải thiện cơ cấu trong dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững", ông Shantanu Chakraborty nhận định.


Sợ nhất lãi suất Sợ nhất lãi suất 'quay đầu' tăng

Lãi suất thấp nhất trong 20 năm qua, trong khi các kết quả nghiên cứu cho thấy kinh tế Việt Nam đang bước vào pha phục hồi. Thế nhưng, người dân và doanh nghiệp mong muốn lãi suất duy trì ổn định để tính toán bài toán kinh doanh.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp