21/11/2023 17:27 GMT+7

Ngắm những cổ vật bằng ngọc quý dưới triều Nguyễn

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã giới thiệu hơn 70 cổ vật quý hiếm được chế tác bằng ngọc và đá quý, để công chúng ở Huế thưởng lãm.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cùng bộ sưu tập cổ vật từ ngọc, đá quý - Ảnh: NHẬT LINH

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cùng bộ sưu tập cổ vật từ ngọc, đá quý - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 21-11, Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (114 Mai Thúc Loan, TP Huế) đã tổ chức triển lãm "Ngọc xuất danh sơn" với rất nhiều cổ vật được chế tác bằng ngọc và đá quý.

Đây là bộ sưu tập cá nhân của nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn - chủ nhân của bảo tàng tư nhân trên. Buổi triển lãm đã thu hút đông đảo giới nghiên cứu, giới sưu tầm cổ vật và công chúng đến tham quan, thưởng lãm.

Triển lãm giới thiệu hơn 70 hiện vật gồm ngọc bội, nghiên mực, lư, chén, bát đĩa, hộp, hũ, ấn, bình, gác bút, trâm cài tóc, búi tóc có trâm cài, tượng Quán Thế Âm, tượng Phúc Thần, tượng Sư Ông cầm gậy, tượng La Hán hàng long, tượng Tiên nữ, tượng rồng… được chế tác từ ngọc xanh, ngọc trắng, ngọc xanh trắng hay đá Thọ Sơn.

Trong đó, có nhiều hiện vật được chạm khắc hình chìm nổi vô cùng tinh xảo.

Ở phương Đông, ngọc biểu trưng cho sự giàu có, quyền lực. Không chỉ quý hiếm về chất liệu và vẻ đẹp, ngọc còn được tôn sùng vì những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp, sự vĩnh cửu, thần bí và phúc lành.

Kiếm có chuôi bằng ngọc thời Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH

Kiếm có chuôi bằng ngọc thời Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết những hiện vật này được ông kế thừa một phần từ bộ sưu tập gia đình, phần còn lại được chính ông sưu tập trong hàng chục năm qua. Trong số đó có nhiều cổ vật quý hiếm do cụ Vương Hồng Sển để lại cho ông Sơn.

Phần nhiều các hiện vật ấy được chế tài vào triều Nguyễn, chúa Nguyễn và cuối thời Lê với mục đích phục vụ đời sống vua chúa, quan lại khi có lễ tế, ban thưởng cho con cháu hoàng gia hay đại thần, đồ trang sức cho vua quan, phi tần…

Nghiên mực "ngự dụng" của vua Thiệu Trị - Ảnh: NHẬT LINH

Nghiên mực "ngự dụng" của vua Thiệu Trị - Ảnh: NHẬT LINH

Điều đặc biệt là trong số các cổ vật nói trên có một số cổ vật là đồ ngự dụng, từng được vua Thiệu Trị, vua Tự Đức sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

Triển lãm lần này ngoài chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam còn là một dấu mốc kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (2013-2023).

Triển lãm mở cửa đón công chúng đến hết ngày 6-12.

Một số hình ảnh tại buổi triển lãm "Ngọc xuất danh sơn" tại Huế:

Bát ngọc thời Nguyễn được chế tác tinh xảo - Ảnh: NHẬT LINH

Bát ngọc thời Nguyễn được chế tác tinh xảo - Ảnh: NHẬT LINH

Tượng Sư Ông cầm gậy bằng ngọc quý được chạm khắc tinh xảo - Ảnh: NHẬT LINH

Tượng Sư Ông cầm gậy bằng ngọc quý được chạm khắc tinh xảo - Ảnh: NHẬT LINH

Chiếc lư bằng ngọc bích - Ảnh: NHẬT LINH

Chiếc lư bằng ngọc bích - Ảnh: NHẬT LINH

Chén ngọc có miệng bịt vàng được chế tác dưới triều Nguyễn. Loại chén này thường được nhà vua sử dụng trong hoàng cung triều Nguyễn xưa - Ảnh: NHẬT LINH

Chén ngọc có miệng bịt vàng được chế tác dưới triều Nguyễn. Loại chén này thường được nhà vua sử dụng trong hoàng cung triều Nguyễn xưa - Ảnh: NHẬT LINH

Triển lãm "Ngọc xuất danh sơn" thu hút rất đông người yêu cổ ngoạn tại Huế đến tham quan - Ảnh: NHẬT LINH

Triển lãm "Ngọc xuất danh sơn" thu hút rất đông người yêu cổ ngoạn tại Huế đến tham quan - Ảnh: NHẬT LINH

Phối hợp với Mỹ xác định 4 cổ vật để trả về cho Việt NamPhối hợp với Mỹ xác định 4 cổ vật để trả về cho Việt Nam

Cục Di sản văn hóa cho biết căn cứ hồ sơ Cơ quan Điều tra an ninh nội địa Mỹ (HIS) cung cấp, nên đã làm việc với các chuyên gia cổ vật và xác định bốn cổ vật của Việt Nam được đưa ra khỏi Việt Nam bất hợp pháp, hiện đang ở Mỹ.




Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp