07/05/2014 13:09 GMT+7

Ngậm ngùi cử nhân: thất nghiệp bởi chính mình

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Bạn đọc tiếp tục tham gia ý kiến lý giải vì sao nhiều cử nhân không làm được đúng ngành nghề đã học của mình. Liệu có nhất thiết phải làm đúng ngành đã học? Một công việc yêu thích hay một công việc được trả lương cao, đúng ngành học?...

VvjB7SD9.jpgPhóng to
Nguyễn Như Cẩm tốt nghiệp ngành quản lý đô thị Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng. Sau khi tốt nghiệp gần hai năm nhưng không xin được việc làm đúng chuyên ngành, Cẩm đành đi bán quần áo tại khu chợ đêm của khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh tư liệu

TTO trích đăng:

+ Tôi là người thường hay tham dự tuyển nhân sự cho công ty. Tôi thường có ý ưu tiên cho các bạn sinh viên vừa ra trường, các bạn trẻ.

Vì thế, tôi có góp ý nhỏ như sau:

Ngoài kiến thức chuyên môn, các bạn hãy để ý, quan tâm đến kĩ năng mềm cơ bản như: cách ứng xử, thưa gửi, đối đáp, chào hỏi, tinh thần trách nhiệm, gọn gàng,...

Rất nhiều bạn trẻ, khi tôi hẹn phỏng vấn, các ban đồng ý, nhưng đến giờ chẳng thấy các bạn đến, thậm chí không điện thoại hay nhắn tin. Tỉ lệ này chiếm khá cao. Các bạn nghĩ doanh nghiệp có dám mạo hiểm giao việc cho bạn không?

Các bạn luôn muốn ra trường có việc như ngành mình học, nhưng nếu không được như ý, hãy chọn công việc mình cảm thấy phù hợp, học hỏi từ công việc đó.

Bạn phải luyện cho mình khả năng thích ứng, làm được nhiều thể loại công việc. Các doanh nghiệp luôn ưu tiên ứng viên năng động, hiểu biết.

Phụng Nguyễn (phung.ngn@...)

Hiện nay các trường "đang đào tạo sinh viên trở thành hàng hóa", nghĩa là cứ sản xuất hàng loạt còn dùng hay không tùy thị trường vậy.

nguyen hoa

+ Đừng chăm chăm vào con đường phải đi làm đúng chuyên ngành hay công ty lớn, lương cao... Hãy tin rằng cánh cửa này đóng, thì sẽ có cánh cửa khác mở ra thôi.

Bạn thật sự thích làm đúng chuyên ngành của bạn? Hay bạn vì lỡ phóng lao mà phải theo lao?

Bạn có dám bỏ tất cả để làm đúng công việc mình yêu thích hay không?

Với tôi, đôi khi được làm công việc bạn yêu thích, sẽ mang đến cho bạn nhiều hạnh phúc hơn là cái công việc đúng chuyên ngành chỉ vì đã lỡ học thì phải theo.

Hiện tại không ít bạn học một ngành vì nghĩ ngành đó mang đến cho mình nhiều tiền, chọn một nghề vì nghĩ nghề đó mang đến cho mình sự vinh hiển hơn là vì mình yêu thích công việc đó.

Tư tưởng đó đôi khi sẽ làm cho bạn học với một tư thế khác, và đi tìm việc với một tư tưởng khác, nhà tuyển dụng không chọn bạn là vì thế.

Tất nhiên, ý kiến của mình không thể đúng với mọi trường hợp, nhưng mình thấy có một số bạn trẻ rơi vào trường hợp này.

Cao Hồng Vũ (caohongvu@...)

+ Giáo dục và đào tạo là phát triển tri thức để phát triển con người (là quy luật cơ bản của xã hội loài người).

Con người là sản phẩm của nền giáo dục xã hội. Nhưng kết quả con người sau khi giáo dục và đào tạo lại không được xã hội sử dụng và trân trọng những kiến thức đó.

Một sản phẩm được nền giáo dục tạo ra chưa được xã hội thừa nhận, là sản phẩm cung vượt cầu hay chất lượng kém không đáp ứng được so với yêu cầu xã hội. Cử nhân thạc sĩ đào tạo thừa, nhưng đất nước thiếu trầm trọng công nhân lành nghề kỹ thuật cao để thu hút đầu tư và nâng cao thu nhập quốc dân?

Mỗi người tự học cho chính mình. Thay đổi chính mình để thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Không có tấm bằng nào mang lại lợi ích mãi mãi khi nó không có giá trị đích thực.

Tran Xuan Xanh (slsungason@...)

+ Các bạn là kỹ sư hay cử nhân làm đủ mọi nghề để kiếm sống, để khẳng định mình tồn tại không có gì đáng xấu hổ. Mặc dù các nghề đó không đúng khả năng của mình, nhưng xã hội cần. Các bạn rất dũng cảm để vượt qua bản thân ở cái chữ "sĩ". Đến lúc nào đó cơ hội nghề nghiệp lại trở lại với mình. Ông bà có câu: Đi hết cuộc đời mới biết mình hay hay dở.

(hungforimex09@...)

Mời bạn đọc thêm:

+ Vấn đề nằm ở bản thân các bạn "cử nhân".

Đâu phải các bạn có cái bằng trong tay là người ta có nghĩa vụ phải thỉnh các bạn vào làm việc đúng ngành, đúng nghề, lương cao...

Cho dù ngành đó, nghề đó có thiếu lao động đến nhường nào đi chăng nữa cũng không thể tuyển những con người không có:

- Năng lực (năng lực xin việc),

- Ý chí (quyết tâm tìm được việc)

- Liêm sĩ (đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh chứ không phải do hạn chế của bản thân).

Nguyễn Anh (ahn298@...)

+ Cố gắng lên các bạn ơi, việc làm thì ít, người thì nhiều. Bây giờ là đi tìm việc chứ không phải là xin việc. Các nhà tuyển dụng bây giờ đòi hỏi ứng viên phải giỏi và nhiều kinh nghiệm. Cơ hội cho các tân cử nhân và kỹ sư rất ít.

Diệp Kiếm Anh

+ Các bạn thất nghiệp... trước hết cần xem lại bằng tốt nghiệp của mình do trường đại học nào cấp và tốt nghiệp hạng nào vì những năm qua nước ta "lạm phát" mở trường ĐH quá nhiều (có nhiều trường chẳng có chất lượng gì) nên nhà tuyển dụng, "chê" là cũng có lý do. Cần thấy nữa là với hơn 90% học sinh tốt nghiệp cấp ba hàng năm, lại có quá nhiều trường ĐH để vào, cộng thêm đầu ra rộng mở khi trên 90% SV tốt nghiệp...

Thử hỏi mấy ai tin được năng lực các bạn? Vẫn có không ít người giỏi, họ đâu thất nghiệp, lương lại cao nữa đấy!

thien phuoc (thienphuoc6779@...)

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp