Hai cây hoa giấy được một chủ nhà tại xã Dương Bình, huyện Đắk Tô, tạo dáng như hai chiếc dù lớn trước nhà - Ảnh: TẤN LỰC
Tây Nguyên đang vào giữa mùa khô, đất trời khô khốc. Đâu đâu cũng nhìn thấy những thảm cỏ cao cùng đồn điền cao su vàng vọt màu lá khô kéo dài như bất tận.
Trong khung cảnh héo úa ấy, những chùm hoa giấy bung nở đậm đà, khoe sắc rực rỡ đầy tươi tắn.
Theo đường Hồ Chí Minh đổ đèo Lò Xo qua trung tâm huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những gốc hoa giấy to bung nở hai bên đường.
Cây hoa giấy trồng trên đất cao nguyên phát triển rất mạnh, nhiều cây có tuổi đời hàng chục năm, gốc to như cây cột nhà, cành lá lan tỏa xum xuê.
Là loài hoa mọc phổ biến nhưng những gốc hoa giấy lớn cho bông đẹp và có tuổi đời cao cũng rất có giá trị.
Cụ Trần Thị Hứa (71 tuổi), xã Hòa Bình, TP Kon Tum, cho biết gốc hoa giấy gần 20 năm trước nhà đã có người trả giá gần 20 triệu đồng. Nằm trên chiếc võng dưới gốc hoa giấy nghỉ trưa, cụ Hứa cho biết: "Nghe họ trả giá cao tui cũng ham nhưng sắp con không cho bán, bảo trồng đó cho sáng sủa cái nhà và lấy bóng mát".
Cụ Trần Thị Hứa (71 tuổi), xã Hòa Bình, TP Kon Tum, nằm nghỉ trưa dưới gốc hoa giấy trước nhà - Ảnh: TẤN LỰC
Hoa giấy nở trước ngôi nhà đất của đồng bào tại Đắk Glei, Kon Tum - Ảnh: TẤN LỰC
Hoa giấy nở rực rỡ trên đường dây điện tại Đắk Pet, Đắk Glei, Kon Tum. Dù mọc dại trên bờ rào, đường dây điện hay được cắt tỉa, tạo dáng cẩn thận, những gốc hoa giấy nơi này đều trông cực kỳ hút mắt mà du khách không nên bỏ lỡ - Ảnh: TẤN LỰC
Một số gốc hoa giấy có thể cho ra hai màu hoa trắng và đỏ - Ảnh: TẤN LỰC
Những bông hoa giấy đỏ rực rỡ trong nắng chiều - Ảnh: TẤN LỰC
Cành hoa giấy rực rỡ trong nắng chiều giữa núi rừng Tây Nguyên - Ảnh: TẤN LỰC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận