16/06/2023 11:05 GMT+7

Ngắm giang sơn Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh

34 hình ảnh các địa danh nổi tiếng, trải dài trên lãnh thổ đất nước được chạm khắc tinh tế trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh thể hiện một bức tranh toàn cảnh của giang sơn Việt Nam thống nhất.

Ngắm giang sơn Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh - Ảnh 1.

Cửu đỉnh - được đúc bằng đồng dưới triều Nguyễn - là bảo vật quốc gia - Ảnh: NHẬT LINH

Sáng 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức triển lãm "Giang sơn Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh" nhằm giới thiệu rộng rãi đến công chúng hình ảnh những địa danh nổi tiếng của Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh bên trong Hoàng cung Huế.

Triển lãm lần này nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể di tích cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới.

Cửu đỉnh - chín cái đỉnh bằng đồng là biểu tượng cho quyền lực, sự chính thống, mong muốn trường tồn của vương triều Nguyễn, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của người Việt xưa về đất nước, về vạn vật xung quanh.

Ngắm giang sơn Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh - Ảnh 2.

Hình ảnh Biển Đông được đúc trên Cao đỉnh (đỉnh lớn nhất trong Cửu đỉnh). Giữa hình ảnh Biển Đông trên Cao đỉnh bị lủng một lỗ do vết đạn từ thời chiến tranh để lại - Ảnh: NHẬT LINH

Cửu đỉnh được đúc từ tháng 12-1835, hơn một năm sau thì hoàn thành. Tháng 3-1837 (tháng giêng năm Minh Mạng thứ 18), triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ tạ và đặt Cửu đỉnh ở phía trước Thế Tổ Miếu cho đến tận ngày nay.

Mỗi đỉnh đúc nổi 17 hình ảnh trang trí mang đề tài hình cây cỏ, muông thú, cảnh vật, địa danh và 2 chữ Hán mang tên đỉnh. Các hình đúc nổi trên mỗi đỉnh được bố trí lần lượt theo 3 hàng quanh thân đỉnh và đều có tên chữ Hán kèm theo.

Ngắm giang sơn Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh - Ảnh 3.

Cần Giờ Hải Khấu (cửa biển Cần Giờ) nay thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM được vua Minh Mạng chọn khắc lên Thuần đỉnh - Ảnh: NHẬT LINH

Các hoa văn trang trí này thể hiện sự đa dạng, phong phú về kiểu thức và chủ đề trang trí, thể hiện một cách tổng quát các hình ảnh của vũ trụ, sinh vật, thực vật, địa danh sông núi, đồ tạo tác... các hình ảnh được lựa chọn để thể hiện trên Cửu đỉnh cũng có thể coi là một bộ bách khoa toàn thư sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ.

Đặc biệt trong số những hình ảnh được người nghệ nhân đúc nổi trên Cửu đỉnh có 34 hình ảnh các địa danh nổi tiếng, trải dài trên lãnh thổ đất nước được chạm khắc hết sức tinh tế thể hiện một cái nhìn tổng thể, một bức tranh toàn cảnh của giang sơn Việt Nam thống nhất...

Triển lãm lần này đã sắp xếp các hình ảnh trên thành 9 cụm pa nô theo chủ đề để du khách có cái nhìn tổng quan về các địa danh, sông, núi, biển khi tham quan.

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ di sản tư liệu cho Cửu đỉnh và đã đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới.

Hoàn thiện hồ sơ công nhận Cửu đỉnh trong hoàng cung Huế là di sản tư liệu thế giớiHoàn thiện hồ sơ công nhận Cửu đỉnh trong hoàng cung Huế là di sản tư liệu thế giới

TTO - Trung tâm Di tích cố đô Huế cho biết đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là di sản tư liệu thế giới.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp