12/10/2024 15:55 GMT+7

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão Mặt trời mạnh tấn công Trái đất

Những ngày qua, người dân tại nhiều nước trên thế giới có dịp chiêm ngưỡng cực quang tuyệt đẹp dưới tác động mạnh mẽ của bão Mặt trời.

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời mạnh tấn công Trái đất - Ảnh 1.

Cực quang nhìn từ Lewes, Delaware (Mỹ) - Ảnh: USA Today Network/Imagn Images

Rất nhiều ảnh cực quang đẹp mắt được chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), một vụ phóng vật chất cực mạnh từ vành nhật hoa (CME) tấn công Trái đất vào đêm 10-10. Dự kiến cơn bão Mặt trời này sẽ kéo dài trong ngày 11-10 và ngày 12-10 theo giờ Việt Nam, với khả năng đạt đến mức cực đại G5.

Một mặt, bão Mặt trời có thể làm gián đoạn từ trường của Trái đất, nguy cơ gián đoạn hệ thống liên lạc, nhưng mặt khác tạo ra cực quang rực rỡ có thể quan sát được ngay cả từ các cực của Trái đất.

Cực quang thường được tạo ra bởi các sự kiện hoạt động mạnh mẽ từ Mặt trời, điển hình là bão Mặt trời, cụ thể là các vụ phun trào năng lượng từ Mặt trời, bao gồm cả tia lửa Mặt trời và khối vật chất phóng ra từ vành nhật hoa.

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 2.

Cực quang thắp sáng bầu trời ở Portland, Maine (Mỹ) vào ngày 10-10 - Ảnh: REUTERS

Khi bão Mặt trời xảy ra, năng lượng và các hạt tích điện, bao gồm proton và electron, được giải phóng từ Mặt trời và di chuyển về phía Trái đất. Khi những hạt này va chạm với từ trường của Trái đất, chúng bị dẫn dắt đến các cực từ, nơi mà từ trường Trái đất yếu hơn và dễ dàng cho các hạt năng lượng xâm nhập vào bầu khí quyển.

Tại đây, các hạt này tương tác với các khí trong bầu khí quyển, chủ yếu là oxy và nitơ, và quá trình tương tác này tạo ra ánh sáng cực quang với các màu sắc đặc trưng như xanh lá, đỏ, tím và vàng.

Cường độ và phạm vi của cực quang thường phụ thuộc vào mức độ mạnh mẽ của bão Mặt trời. Khi bão Mặt trời diễn ra mạnh, cực quang có thể xuất hiện ở các khu vực thấp hơn so với bình thường, có thể quan sát được từ các vùng xa hơn về phía nam hay bắc so với khu vực cực từ thông thường.

Ngoài việc tạo ra cực quang, bão Mặt trời còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống liên lạc, vệ tinh, và cả lưới điện, do tác động mạnh mẽ của các hạt tích điện và sự thay đổi trong từ trường Trái đất.

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 7.

Bắc cực quang được nhìn thấy ở Sodankyla (Phần Lan) - Ảnh: REUTERS

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão Mặt trời mạnh tấn công Trái đất - Ảnh 4.

Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cực quang tại công viên quốc gia Shenandoah ở Rileyville, Virginia (Mỹ) - Ảnh: AFP

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 4.

Cực quang phía bắc được nhìn thấy từ Newcastle trên sông Tyne (Anh) - Ảnh: Shutterstock

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời mạnh tấn công Trái đất - Ảnh 6.

Cực quang chiếu sáng bầu trời đêm ở Buckinghamshire, England - Ảnh: Getty Images

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 6.

Bắc cực quang tỏa sáng trên một hồ nước gần Keswick (Anh) - Ảnh: News Images/Sipa

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 8.

Phi hành gia NASA Matthew Dominick đăng bức ảnh chụp cực quang từ Trạm vũ trụ quốc tế - Ảnh: NASA

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 9.

Cực quang thắp sáng bầu trời Brant, Canada - Ảnh: REUTERS

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 10.

Cực quang nhìn từ phía bắc Crandon, Wisconsin, Mỹ - Ảnh: USA Today Network/Imagn Images

Ngắm cực quang tuyệt đẹp khi bão Mặt trời mạnh tấn công Trái đất - Ảnh 11.

Dải Ngân hà và bắc cực quang "song hành" khi cực quang hiếm thấy xuất hiện ở dãy núi Sierra, phía đông California - Ảnh: Getty Images

Quan sát cực quang thế nào?

Cực quang thường dễ quan sát vào ban đêm, đặc biệt là sau nửa đêm khi bầu trời tối nhất. Đêm không trăng và điều kiện trời trong sáng, không mây, là lý tưởng nhất để thấy cực quang rõ ràng.

Cực quang thường xuất hiện ở các vùng gần cực từ của Trái đất, tức là khu vực vòng cực Bắc như Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Alaska, Canada... và vòng cực Nam như Nam Cực. Tuy nhiên, trong trường hợp bão Mặt trời mạnh, cực quang có thể quan sát được ở các vĩ độ thấp hơn.

Để thấy rõ cực quang, cần tránh xa ánh sáng nhân tạo như ở các khu vực thành thị. Khu vực tối tăm, không có ánh sáng đèn đường hoặc ô nhiễm ánh sáng sẽ giúp cực quang nổi bật và rõ ràng hơn.

Đôi khi cực quang có thể không rõ ràng đối với mắt thường. Sử dụng máy ảnh có thể giúp ghi lại những màu sắc của cực quang mà mắt không thể thấy, nhờ vào khả năng chụp ảnh phơi sáng dài.

Chiêm ngưỡng cực quang tuyệt đẹp khi bão mặt trời 'tấn công' Trái đất - Ảnh 17.Cực quang tháng 5 có thể mạnh nhất trong 500 năm qua

Theo NASA, cực quang rực rỡ vào ngày 10, 11-5 là một trong những sự kiện cực quang mạnh nhất được ghi nhận trong 500 năm qua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp