22/11/2023 22:43 GMT+7

Ngại đầu tư nuôi trồng thủy sản vì lo vướng quy hoạch, bị thu hồi đất làm resort

Tại nhiều tỉnh thành, người dân ngại đầu tư nuôi trồng thủy sản vì lo những nơi đầu tư sẽ rơi vào khu vực quy hoạch, bị thu hồi để làm resort, khu phức hợp...

Ông Chu Hồi - phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam - chia sẻ tại tọa đàm - Ảnh: THU HIẾU

Ông Chu Hồi - phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam - chia sẻ tại tọa đàm - Ảnh: THU HIẾU

Chiều 22-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội của các địa phương ven biển tổ chức tọa đàm "Vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững".

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng để ngành thủy sản phát triển bền vững, gỡ được thẻ vàng của EC không chỉ có sự vào cuộc của bộ mà cần sự chung tay của các bộ, ngành và địa phương.

Theo ông Hoan, trước đây khi bộ đưa ra chủ trương phát triển nuôi biển với mục đích giảm khai thác, rất nhiều địa phương háo hức mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển ở các vùng biển. Tuy nhiên lại chưa quan tâm đúng mức đến lực lượng ngư dân - người mà mình muốn chuyển đổi họ sang nghề khác.

"Muốn người dân chủ động chuyển đổi ngành nghề để giảm khai thác thì phải tích cực đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tập trung nguồn lực giải quyết những trăn trở đó" - ông Hoan chia sẻ.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng cho rằng thời gian qua tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp, người dân ngại đầu tư nuôi biển vì lo sợ những nơi đầu tư sẽ rơi vào khu vực quy hoạch, bị thu hồi để làm resort, khu phức hợp...

Do đó, ông mong muốn các tỉnh ven biển sớm hoàn thiện các quy hoạch, đề án chuyển đổi sinh kế cho người dân ở những vùng phải chuyển đổi.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: THU HIẾU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ tại hội thảo - Ảnh: THU HIẾU

Ông Chu Hồi - phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam - cho rằng để ngành thủy sản phát triển xanh và bền vững thì phải "xem mình đang đứng ở đâu".

Thủy sản là ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, đặc điểm của thủy sản là kinh tế hàng hóa, phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng, đó là thị trường và môi trường.

"Sau 35 năm đổi mới ngành thủy sản tăng trưởng liên tục, khá ổn định, tuy nhiên tác động của sự tăng trưởng đó vào đời sống của người lao động nghề cá rất thấp" - ông Hồi nói.

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển nuôi biển

Ông Trần Đình Luân - cục trưởng Cục Thủy sản - cho rằng phải cấu trúc lại ngành thủy sản theo hướng chuyển từ khai thác tài nguyên sang phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

Theo ông Luân, phải "tìm sinh kế cho phù hợp với điều kiện thực tế" để người dân có thu nhập ổn định từ nuôi trồng thủy sản.

Dẫn chứng tại Quảng Ninh, Kiên Giang có một số mô hình rất thành công trong nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển du lịch, ông Luân nhấn mạnh Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển nuôi biển.

Đơn cử như rong sụn, vừa qua có doanh nghiệp trong nước nhập hàng triệu tấn từ Indonesia. Trong khi chúng ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề này nhưng chưa trồng được.

Đổi mới, sáng tạo để nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt NamĐổi mới, sáng tạo để nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt Nam

Ngày 6-7, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị đổi mới, sáng tạo để giải quyết các thách thức và nâng tầm thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp